Dồi
dào sinh lực , tăng cường sự dẽo dai, bền bỉ , thân thể thon gọn.
Chữa
trị viêm khớp
Chữa
trị các chứng viêm xoang
Chữa
trị đau nhức
Chữa
trị các chứng bệnh về tiêu hóa.
Thân
thể con người có 7 trung tâm năng lực. Người Tây Phương gọi đó là những điểm
xoáy hay còn gọi là luân xa.
Tuy
không thể trông thấy nhưng 7 luân xa nầy là những điện trường cực mạnh và chúng
hoàn toàn có thực.
Mỗi
luân xa tập trung vào một trong số bảy tuyến nội tiết của cơ thể và nhiệm vụ của
nó là kích thích sản xuất hormone. Chính những hormone nầy điều hành toàn bộ các
chức năng của các cơ quan nội tạng và đồng thời điều hành cả tiến trình lão hóa.
|
Trong
một cơ thể khỏe mạnh, cường tráng, sự hoạt động của những luân xa nầy thật mãnh
liệt, giúp cho sinh lực của sự sống được trôi chảy qua các tuyến nội tiết. Nhưng
nếu sự hoạt động của một hay nhiều luân xa đó bị trì trệ, thì dòng sinh lực của
sự sống bị cản trở hoặc bế tắc và như thế đưa đến bệnh hoạn và già
nua.
Vì
thế, cách thức nhanh nhất để dành lại sức khỏe và sinh lực là làm sao để cho
những luân xa nầy hoạt động bình thường trở lại. Để đạt đến mục đích nầy, chúng
ta có 5 bài tập sau đây; mỗi một trong 5 bài nầy tự nó đã rất hữu ích cho bạn,
nhưng nếu muốn có được những kết quả tối ưu thì bạn không nên bỏ sót một bài
nào.
Những
trung tâm năng lực nầy là những chuyển động xoáy cực nhanh. Khi tất cả đều xoáy
với một tốc độ cực nhanh như thế thì cơ thể đang ở trong trạng thái toàn hảo.
Khi có một hoặc nhiều luân xa bị chậm lại thì tuổi già và suy thoái bắt đầu tiến
trình xâm thực.
I.
Thức Thứ Nhất
Thức
thứ nhất nầy là một phương pháp tập rất đơn giản. Mục đích cấp kỳ của nó là làm
cho các luân xa xoáy nhanh trở lại.
Trong
thức thứ nhất nầy, tất cả những gì mà bạn cần phải làm là giương thẳng 2 tay ra
theo chiều ngang. Sau đó bạn xoay tròn cho đến khi hơi chóng mặt. Một điều mà
bạn phải lưu ý đó là; xoay tròn từ trái sang phải.
Ngoài
ra để giảm thiểu sự chóng mặt, trước khi bắt đầu quay tròn, bạn hãy tập trung
tầm nhìn vào một điểm duy nhất nào đó trước mặt, và khi khởi sự quay, hãy hướng
ánh mắt về cái điểm đó càng lâu càng tốt.
Khi
xoay tròn nên hít thật sâu và thở ra thật dài. Khi xoay thì hai bàn chân phải di
động, vì vậy nên giữ cho 2 gót chân chạm vào nhau. Như thế sẽ giúp cho mình cảm
thấy thăng bằng bởi vì lúc nào mình cũng cảm thấy có điểm tựa ở trên 2 bàn
chân.
II.
Thức Thứ Hai
Tiếp theo thức thứ nhất là thức thứ hai và mục tiêu của thức nầy là
nhằm kích thích hơn nữa bảy luân xa. Thức nầy cũng đơn giản như thức thứ nhất.
Trong thức nầy người tập phải nằm dài trên sàn, mặt ngửng lên. Tốt nhất bạn nên
nằm trên một tấm thảm dầy hoặc một tấm nệm bằng phẳng.
Một khi bạn đã nằm duổi lưng, thẳng người, hãy buông hai
cánh tay dọc theo hông, gan bàn tay úp xuống sàn, giữ cho các ngón tay sát vào
nhau. Tiếp đó bạn nhấc đầu lên, thu cầm vào ngực. Trong khi làm như thế, nhấc
hai cẳng chân lên, đầu gối thẳng, trong thư thế thẳng đứng. Nếu có thể bạn hãy
để hai chân vươn ngược lên trên thân về phía đầu, nhưng phải giữ cho 2 đầu gối
thật thẳng.
Rồi từ
từ thả đầu và hai cẳng chân xuống sàn nhà trong khi đầu gối vẫn giữ thẳng. Hãy
thư giãn toàn bộ các cơ bắp sau đó, thực hành lại thức tập nầy. Trong khi thực
hành bạn hãy tuân theo nhịp thở như sau: hít vào thật sâu khi bạn nhấc đầu và
hai cẳng lên, thở ra toàn bộ khi bạn hạ đầu và hai chân xuống. Giữa những lần
tập, trong khi bạn thư giãn cơ bắp, bạn vẫn tiếp tục hít thở theo nhịp vừa kể.
Càng hít thở sâu thì càng tốt.
Nếu
không thể giữ cho hai đầu gối được thật thẳng, thì bạn có thể cong chúng theo
mức độ cần thiết. Tuy vậy nếu bạn tiếp tục luyện tập thức nầy, thì hãy cố để giữ
cho 2 đầu gối càng thẳng càng tốt.
III.
Thức
Thứ Ba
Thức
thứ ba nầy cần phải được thực hành ngay sau thức thứ hai. Tựa như thức trước,
thức nầy cũng rất đơn giản. Tất cả những gì mà bạn phải làm là quỳ gối trên sàn
nhà và giữ cho thân mình thẳng đứng, hai bàn tay áp sát vào đùi. Sau đó nghiêng
đầu và cổ về phía trước, cằm thu vào ngực. Tiếp đến ngửa đầu và cổ ra phía sau
càng xa càng tốt, đồng thời ngã người ra sau, cong hẳn cột sống. Khi cong mình
như thế bạn hãy bám cánh tay và bàn tay lên đùi để làm điểm tựa. Cong người
xong, hãy trở về với tư thế cũ và lập lại toàn bộ thức thứ ba nầy lần nữa.
Cũng
tựa như thức thứ hai, ở thức thứ ba nầy bạn cũng phải điều hòa nhịp thở đúng như
quy định. Bạn phải hít vào thật sâu khi cong cột sống và thở ra khi quay về với
tư thế thẳng đứng. Hít thở sâu là điều rất hữu ích vì như thế bạn có thể đưa
dưỡng khí vào buồng phổi càng nhiều càng tốt.
IV. Thức Thứ Tư
Trước
tiên bạn hãy ngồi xuống trên sàn nhà, hai cẳng chân duỗi ra phía trước, hai bàn
chân đặt cách nhau khoảng 20 cm, gan hai bàn tay úp xuống sàn, dọc theo mông.
Sau đó
thu cầm về phía trước ngực. Tiếp đến, bạn hãy ngã đầu ra phía sau, càng xa càng
tốt đồng thời nhấc thân mình lên sao cho đầu gối cong lại trong khi hai cánh tay
trở nên thẳng đứng.
Với tư
thế nầy, thân hình trở thành song song với sàn nhà, và thẳng góc với hai cánh
tay và hai cẳng chân. Rồi bạn hãy gồng căng mọi cơ bắp của cơ thể.
Cuối
cùng khi quay trở lại với thế ngồi ban đầu, bạn hãy thư giãn các cơ bắp và nghỉ
một lúc trước khi lặp lại các động tác của thức tập.
1.
|
2.
|
3.
|
4.
|
Cũng
vậy, thở là điều quan trọng trong thức nầy. Bạn hãy hít vào thật sâu khi nhấc
thân mình lên và thở ra thật dài khi bạn hạ người xuống. Tiếp tục duy trì nhịp
thở nầy khi bạn nghỉ ngơi giữa hai lần tập.
V.
Thức Thứ Năm
Khi
thực hành thức thứ 5, thân hình của bạn phải hướng xuống mặt đất, được chống đỡ
bởi hai tay, gàn bàn tay áp xuống sàn nhà và các ngón chân ở trong tư thế cong
lại.
Với
thức tập nầy, bạn phải đặt hai bàn chân cách nhau khoảng 60 cm trong khi cánh
tay và cẳng chân phải giữ thẳng.
Để bắt
đầu bạn hãy chống hai tay thẳng đứng xuống sàn nhà và cong cột xương sống sao
cho thân mình ở trong tư thế lún xuống.
Tiếp
đó ngã đầu ra phía sau càng xa càng tốt rồi cong ở phần hông và đưa thân mình
lên trên để tạo thành chữ V ngược. Đồng thời bạn hãy đưa cằm tới trước và áp sát
vào ngực. Tất cả chỉ có thế.
Thực
hành xong, bạn trở lại với tư thế ban đầu và lập lại toàn bộ thức tập nầy.
Sau
tuần lễ đầu tiên, thông thường bạn sẽ thấy đây là một trong những thức tập dễ
nhất. Một khi đã thuần thục rồi, bạn hãy để cho thân mình rơi xuống tới một điểm
hầu như là chạm sàn nhà, nhưng không hoàn toàn chạm hẳn.
Hãy
gồng căng các cơ bắp trong một lúc, kể cả khi thân bạn đang ở điểm cao cũng như
khi hạ xuống thấp.
Tiếp
tục hít thở sâu như đã áp dụng trong những thức trước đây. Hãy hít vào thật sâu
khi bạn nâng người lên và thở ra hết khi bạn hạ người xuống.
Để bắt
đầu, trong tuần lễ thứ nhất tôi khuyên bạn nên thực hành mỗi
ngày một buổi, với ba lần cho mỗi thức tập. Rồi trong
những tuần lễ kế tiếp, gia tăng thêm hai lần các buổi tập cho đến khi mỗi ngày
bạn có thể thực hiện 21 lần cho mỗi thức. Nói cách khác, trong tuần lễ thứ hai,
thực hành 5 lần cho mỗi thức; tuần lễ thứ ba, 7 lần; tuần thứ tư, 9 lần và cứ
thế tiếp tục. Như vậy trong khoảng thời gian 10 tuần bạn sẽ có thể thực hiện đầy
đủ 21 lần mỗi ngày cho toàn bộ 5 thức.
Nếu
bạn gặp khó khăn trong việc thực hành thức thứ nhất - xoay tròn - theo cùng
một số lần với những thức khác, thì bạn có thể chia ra làm nhiều lần để thực
hành, sao cho đủ 21 lần mà không phải chóng mặt. Và tôi tin rằng cuối cùng bạn
cũng có thể xoay tròn 21 lần như đã định.
Tôi
biết có một người đã thực hiện những thức nầy trong hơn một năm ròng rã trước
khi có thể xoay tròn nhiều lần như đã quy định ở thức thứ nhất. Ông ta có thể dễ
dàng thực hành những thức khác, nhưng với thức xoay tròn nầy thì tiến rất chậm
và phải cần một thời gian dài mới có thể thực hiện 21 lần xoay trong một lúc. Và
sau đó ông ta đã đạt được những thành quả mỹ mãn.
Thế
thì ta nên tập luyện những thức nầy vào lúc nào trong ngày?”
Bạn có
thể thực hành vào buổi sáng hoặc buổi tối, tùy theo giờ giấc thuận
tiện.
Vì bạn
là người mới tập tểnh bước vào con đường tập luyện nên tôi không muốn thôi thúc
bạn. Sau khi đã tập luyện những thức nầy được 4 tháng, bạn có thể bắt đầu dành
thời gian để thực hành nhiều lần vào buổi sáng, và buổi tối
bạn chỉ thực hành 3 lần cho mỗi thức.
Hãy
tuần tự gia tăng số lần tập luyện như bạn đã làm trước đó, cho đến khi thực hành
đủ 21 lần. Bạn không cần thực hành những thức nầy nhiều hơn 21 lần vào buổi sáng
cũng như buổi tối, trừ khi bạn thật sự bị thôi thúc bởi sự luyện tập.
Tất cả
những thức tập nầy đều có tầm quan trọng ngang nhau?
Năm
thức tập nầy liên kết nhau để tác động lên cơ thể bạn và chúng cùng có chung một
tầm quan trọng. Sau một thời gian tập, nếu bạn thấy không thể cùng một lúc thực
hành các thức nầy theo số lần quy định, thì bạn hãy tách chúng thành hai buổi
tập, một vào ban sáng và một vào buổi tối.
Nếu
bạn cảm thấy khó khăn trong việc thực hành một thức nào đó trong 5 thức nầy thì
hãy bỏ nó sang một bên để chú tâm vào việc thực hành 4 thức kia. Rồi vài tháng
sau đó, hãy tập lại cái thức mà bạn đã thấy khó khăn và bỏ qua trước đây. Với
cách nầy, kết quả sẽ đến chậm hơn nhưng dẫu sao thì nó cũng đến.
Khi
tập luyện các thức nầy bạn không bao giờ nên gắng sức để thực hiện cho bằng
được. Điều đó sẽ không mang lại cho bạn một lợi ích nào. Đơn giản ra, bạn chỉ
nên làm tất cả những gì bạn có thể rồi từ từ tiến lên và đừng bao giờ nản chí.
Với thời gian và kiên trì, cuối cùng rồi cũng như mọi người tập luyện khác, bạn
có thể thực hiện cả 5 thức nầy 21 lần mỗi ngày.
Có thể
nói đây là những thức tập đầy thần lực. Vì thế nếu bỏ hẳn một trong 5 thức trong
khi bạn vẫn đều đặn và tập luyện đầy đủ 4 thức kia, thì bạn sẽ có được những kết
quả tuyệt hảo.
Có hai
điều sẽ giúp ích, nếu bạn biết kết hợp đúng đắn. Điều thứ nhất là, như tôi đã
nói trước đây, bạn phải thở thật đều và sâu trong những lần nghỉ giữa hai thức
tập. Ngoài ra, giữa hai thức tập, bạn nên đứng thẳng người, hai tay đặt lên hông
trong khi vẫn thở đều đặn duy trì nhịp thở sâu. Khi thở ra bạn hãy tưởng tượng
rằng mình đang đẩy ra mọi căng thẳng đang chất chứa bên trong cơ thể, để như thế
bạn cảm thấy thư giãn và nhẹ nhỏm. Khi bạn hít vào, hãy tưởng tượng rằng bạn
đang rót đầy vào mình một cảm giác thoải mái và toàn mãn.
Điều
thứ hai là sau khi tập, bạn nên tắm bằng nước ấm hoặc nước mát. Hoặc tốt hơn bạn
nên lau người lẹ làng bằng một khăn ẩm, rồi sau đó dùng khăn khô để lau lại. Một
điều tôi khuyên bạn nên tuyệt đối tránh là: tắm bằng nước lạnh hay lau bằng khăn
ướt quá lạnh. Vì như thế bạn có thể bị thấm lạnh vào trong. Và nếu làm như thế
thì bạn đã loại bỏ tất cả những gì tốt đẹp mà bạn đã gặt hái qua 5 thức tập.
Nói
tóm lại, bạn chỉ mất khoảng 20 phút để thực hành 5 thức nầy. Và nếu bạn là người
có đầy đủ thể chất, thì bạn có thể thực hành chúng trong vòng 10 phút hoặc ít
hơn. Nếu bạn phải bề bộn suốt ngày, không có thời giờ luyện tập, thì nên dậy sớm
vài phút vào buổi sáng, hoặc đi ngủ hơi muộn vào buổi tối hầu dành ra đôi chút
thời gian để tập luyện.
Lời
của người đã tập luyện: Nếu bạn cương quyết lấy lý do bận rộn để không thực tập
các thức nầy gì hết thì tức là bạn đã chọn cho mình một con đường đau yếu, đủ
thứ bệnh tật, sống cũng không được mà muốn chết cũng không được. Lúc đó có than
trách Trời Đất thì đã quá trễ.
Do Cụ Huỳnh Minh, một lương y biên khảo.