Mùa Vu lan lại trở về, gợi nhắc chúng ta nhớ đến tình thương vô bờ bến của
cha mẹ đã dành cho mình. Và đối với người Việt Nam, hiếu thảo là truyền thống
quý báu được đặt lên hàng đầu. Tất cả chúng ta đều nhớ như in bài học vỡ lòng đã
được dạy dỗ từ tấm bé:
“Công cha như núi Thái Sơn.
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha.
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Hoặc những câu ca dao Việt Nam cũng nhắc đến bổn phận hiếu thảo của người con:
Cha sinh mẹ dưỡng
Đức cù lao lấy lượng nào đong
Thờ cha mẹ phải hết lòng, ấy là chữ hiếu dạy trong luân thường.
Hay:
Hai tay bưng bát cơm đầy
Nhớ công cha mẹ tháng ngày gầy nên.
Là đệ tử Phật, với nhận thức sâu sắc về công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ vô bờ bến, chúng ta phải thể hiện thành việc vui vẻ phụng dưỡng cha mẹ. Chăm lo cho cha mẹ bằng tất cả niềm thương yêu tôn kính mới thể hiện đúng nghĩa hiếu hạnh theo tinh thần Phật dạy, chứ không phải chỉ nấu cho xong bát cơm chén cháo cho cha mẹ là đủ. Đối với những người con vì hoàn cảnh phải sống xa cha mẹ, không được trực tiếp chăm sóc cha mẹ, thì cũng phải có tâm hiếu là nhớ nghĩ đến cha mẹ và phụng dưỡng cha mẹ bằng tiền bạc, chỗ ở, thuốc men, v.v...
“Công cha như núi Thái Sơn.
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha.
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Hoặc những câu ca dao Việt Nam cũng nhắc đến bổn phận hiếu thảo của người con:
Cha sinh mẹ dưỡng
Đức cù lao lấy lượng nào đong
Thờ cha mẹ phải hết lòng, ấy là chữ hiếu dạy trong luân thường.
Hay:
Hai tay bưng bát cơm đầy
Nhớ công cha mẹ tháng ngày gầy nên.
Và chính Đức Phật cũng khẳng định vai trò tối ưu của cha mẹ đối với con cái
qua lời dạy rằng tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật, cha mẹ tại tiền
như Phật tại thế. Đức Phật cũng đã so sánh thâm ơn dưỡng dục của cha mẹ sâu dày
đến mức độ: Dù hai vai cõng cha mẹ đi giáp vòng hòn núi Tu Di, trải qua trăm
ngàn kiếp cũng chưa đền đáp được ơn đức của cha mẹ.
Là đệ tử Phật, với nhận thức sâu sắc về công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ vô bờ bến, chúng ta phải thể hiện thành việc vui vẻ phụng dưỡng cha mẹ. Chăm lo cho cha mẹ bằng tất cả niềm thương yêu tôn kính mới thể hiện đúng nghĩa hiếu hạnh theo tinh thần Phật dạy, chứ không phải chỉ nấu cho xong bát cơm chén cháo cho cha mẹ là đủ. Đối với những người con vì hoàn cảnh phải sống xa cha mẹ, không được trực tiếp chăm sóc cha mẹ, thì cũng phải có tâm hiếu là nhớ nghĩ đến cha mẹ và phụng dưỡng cha mẹ bằng tiền bạc, chỗ ở, thuốc men, v.v...
Đặc biệt là theo Phật dạy, nếu cha mẹ chúng ta vắng bóng trên cuộc đời, chúng
ta vẫn có thể báo hiếu. Thật vậy, khi Phật tại thế, trong thiền định, Ngài Xá
Lợi Phất đã thấy một ngạ quỷ đến nói rằng năm đời trước, nó là mẹ của Ngài. Xin
Ngài cứu độ nó bằng cách cúng dường Đức Phật và 1.250 vị Thánh Tăng. Sau buổi lễ
trai tăng cúng dường, đêm hôm đó, một vị Thiên tử trên trời báo cho Ngài Mục
Kiền Liên biết rằng nhờ lực chú nguyện của Phật và Thánh chúng mà bà mẹ của Ngài
Xá Lợi Phất đã được sanh về cõi Trời. Đây là câu chuyện ghi trong Tiểu Bộ kinh,
tập truyện Ngạ quỷ. Câu chuyện này tương ưng với chuyện mẹ của Ngài Mục Kiền
Liên là bà Thanh Đề trong kinh Vu Lan Bồn cũng nương nhờ công đức của Phật và
Thánh Tăng mà thoát khỏi kiếp ngạ quỷ và sanh lên cõi trời.
Đức Phật dạy chúng ta tâm hiếu, hạnh hiếu và Ngài đã thể hiện điều này một
cách sâu sắc nhất trong cuộc đời Ngài. Đức Phật nói: “Này A Nan, việc hiếu không
phải ta không làm. Lúc ta thành đạo, về thăm hoàng cung, ta đã thuyết pháp cho
hoàng cung nghe. Và vua Tịnh Phạn đã chứng quả Tu đà hoàn, bà Ma ha Ba Xà Ba Đề
đã quy y Tam bảo. Như vậy, hạnh hiếu ta đã đền xong”.
Tấm gương sáng của Đức Phật về hạnh hiếu nói trên là bài học thiết yếu giúp
chúng ta nhận ra phương cách báo hiếu tốt nhất đối với cha mẹ mình. Thật vậy,
nếu cha mẹ còn hiện tiền, chúng ta nên tìm cách cho cha mẹ được quy y Tam bảo,
kính tín Tam bảo là chúng ta đã giúp cho cha mẹ thoát khỏi ba đường ác, địa
ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Ngoài ra, cha mẹ đã quy y Tam bảo, chúng ta nên thường
xuyên nhắc nhở cha mẹ không làm việc ác, tạo điều kiện cho cha mẹ làm việc
thiện, nhất là hỗ trợ cha mẹ trong việc thường xuyên nghe pháp, cúng dường, tụng
kinh, niệm Phật, v.v…
Tóm lại, trong bốn ơn lớn, ơn cha mẹ được Đức Phật nhắc đến rất nhiều. Vì
vậy, khi nào chúng ta còn nghĩ tưởng đến công ơn cha mẹ, còn thực hiện hiếu hạnh
là chúng ta đang thể hiện sự biết ơn và báo ơn, tức là đang làm việc thiện trên
cuộc đời này và đang tạo nhân lành cho phước lạc vô biên là đang ở gần Phật. Và
Đức Phật cũng dạy rằng: “Này các Tỳ kheo, nếu một người biết ơn và đền ơn, thì
dù sống xa Ta ngàn dặm vẫn như đang ở bên cạnh Ta. Còn người không biết ơn và
không đền ơn, thì dù ở bên cạnh Ta cũng giống như cách xa Ta ngàn dặm”.
HT.Thích Trí Quảng