Home » , , » Kinh Hoa Nghiêm - Chương 5

Kinh Hoa Nghiêm - Chương 5

Written By Triệu Hoàng Tình - Chuyên gia nhân hiệu on Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012 | 01:42

LƯỢC GII
KINH HOA NGHIÊM
Hòa Thượng Thích Trí Quảng

Mc Lc

---o0o---

CHƯƠNG V
 PHẨM NHẬP PHÁP GIỚI


Bồ tát đi vào đời dưới dạng pháp giới được kinh Hoa Nghiêm diễn tả bằng hình ảnh Thiện Tài cầu đạo gặp 53 thiện tri thức. Tôi đọc phẩm Nhập Pháp giới, suy nghĩ và theo dấu chân Thiện Tài, quan sát xem Thiện Tài làm gì, rồi nhìn kỹ lại mình xem đã học đươïc và có thể làm được gì, để nhắc nhở các pháp lữ cùng nhau tu hành.
Mở đầu hiện tượng nhập pháp giới, Xá Lợi Phất hướng dẫn 6000 Tỳ kheo đến Bồ đề đạo tràng nghe Phật thuyết pháp, nhưng không thấy Phật, nên đến rừng Thệ Ða, ở Ta La song thọ để tìm.
Từ Bồ đề đạo tràng đến Ta La song thọ gợi cho chúng ta nghĩ về một đời giáo hóa của Ðức Phật, nếu nhìn dưới dạng tâm linh sẽ khác với cách nhìn theo lịch sử.
Theo lịch sử, sinh hoạt của Phật giáo đạt đến đỉnh cao vào thời điểm mà trưởng giả Cấp Cô Ðộc đổi vàng lấy đất để xây tinh xá cúng dường Phật. Hoặc lúc vua Ba Tư Nặc hết lòng hộ đạo, kính trọng Tăng đoàn.
Ngài Hiền Thủ  gọi thời kỳ cực thạnh mà mọi người đều quy ngưỡng Ðức Phật là "Nhựt thăng phổ chiếu". Nghĩa là mặt trời lên đến đỉnh đầu sẽ chiếu tận hang cùng ngõ hẻm, ai cũng được hưởng phước lạc của Phật pháp. Nhưng khi có nhiều người đến với Phật đạo vì danh lợi thì đương nhiên nổi lên những thành phần không tốt. Mầm mống suy đồi đã xuất hiện trong thời kỳ vàng son. Ðiển hình là nhóm lục quần Tỳ kheo chuyên gây rối ở thành Xá Vệ.
Tuy nhiên, theo nhãn quan của Bồ tát thì thấy khác, không thấy tốt xấu như trên. Bồ tát thấy ở dạng siêu hình. Sở  dĩ vua chúa phát tâm, hàng trí thức quy ngưỡng và Tỳ kheo theo Phật đông là nhờ tác động vô hình của Phật,  Bồ  tát, chư Thiên, thiện thần ủng hộ. Chính sức mạnh siêu nhiên này mới tạo thành cảnh giới bình yên thật sự cho đại chúng tu học, hình thành pháp giới của Phật.
Trên bước đường tu, chúng ta cần thấy và phát huy được mặt siêu nhiên của đạo. Nếu chỉ thấy hình thức, chùa cao Phật lớn, thì cách đạo còn xa. Bồ tát thấy thế lực vô hình thu hút vua chúa, trí thức Bà la môn, chư Thiên  đến với Phật, hình thành pháp giới để thâm nhập.
Trong hàng Thanh văn chỉ có Xá Lợi Phất là bậc trí tuệ bậc nhất mới thấy được thế lực siêu hình của Phật thật sự vô cùng tận, có khả năng che chở cho người phát tâm bồ đề và nuôi dưỡng mạng mạch Phật pháp. Thật vậy, Xá Lợi Phất biết rõ năng lực của baûn thân không làm gì nổi. Việc lớn thì phải nhờ tâm hồn lớn và khả năng lớn mới thực hiện được.
Xá Lợi Phất thấy điều ấy bằng tuệ giác và 500 La hán cùng đi với Ngài, thì thấy bằng niềm tin. Ðó là hai cách thấy đạo và thâm nhập đạo.
Trên bước đường tu, khi thấy được đức độ của Phật, ta tin Phật dễ dàng. Nếu không, cũng có thể dùng niềm tin để đến với Phật. Như tôi tin Phật gia bị cho mình thành tựu mọi việc, không phải do tài của tôi. Một số người thường nghĩ tự thắp đuốc đi. Theo tôi, Phật là người cầm đuốc soi đường và ta nương theo ánh đuốc của Ngài, ta tự thắp không được.
Xá Lợi Phất bảo 500 La hán nên biết Văn Thù Sư Lợi Bồ tát cũng như phần lớn các Bồ tát đóng vai cư sĩ, nhưng thật sự các Ngài đóng vai trò quan trọng trong việc hộ đạo. Ðừng nghĩ rằng cư sĩ không bằng hàng nhị thừa. Phải thấy từ chư thiên, chư Thần, nhân vương, người trí thức, người giàu coù, thậm chí cả công nhân, thợ thuyền, v.v... Họ đều có thể là Bồ tát hiện thân lại trên cuộc đời để hộ đạo, tạo điều kiện cho các Tỳ kheo tu hành. Như vậy, hàng nhị thừa đã thọ ơn của Bồ tát.
Nhận thức điều này, Hoøa thượng Trí Tịnh cho biết Ngài rất ngại dự trai tăng, vì sợ rằng trong hàng cư sĩ cúng dường, quỳ lạy, nếu có Bồ tát hiện thân lại, thì Ngài bị tổn phước.
Lời Hòa thượng dạy làm chúng ta phải suy nghĩ. Trên thực tế, chuùng ta thấy trong giới Phật tử có thành phần trí thức như giáo sư, bác sĩ.., trình độ học thức hơn ta và về phước báo, họ cũng giàu có hơn ta, nếu ta không mặc áo tu. Khi thực sự phát bồ đề tâm, chúng ta phải thấy như vậy.
Ở đây mượn nhân vật Xá Lợi Phất, dùng trí tuệ bậc nhất, dắt chúng nhân từ Bồ đề đạo tràng đến Ta La song thọ, không phải nhằm diễn tả dẫn đi baàu7857?ng đường bộ, theo động tâm. Nhưng hàm ý rằng Xá Lợi Phất dạy các Tỳ kheo nên quan sát, theo dõi bước chân Phật từ thành đạo đến nhập Niết bàn, Ðức Phật đã làm gì. Phải nhìn suốt cuộc đời du hoá của Phật để học và làm theo.
Ðến rừng Thệ Ða không thấy được Phật đang phô diễn thần lực, nói khác không gặp Phật mà lại gặp Văn Thù Sư Lợi đang giáo hoá chúng sanh. Ðiều này cũng nhằm chỉ rằng trước kia chúng ta quen quan sát theo lịch sử. Nhưng nay cần quan sát việc làm của Phật ở dạng Văn Thù hay dùng trí tuệ xem Phật xử  trí với cuộc đời như thế nào.
Phẩm Nhập Pháp giới phát xuất từ rừng Thệ Ða. Kinh diễn tả do thần lực của Phật mà rừngThệ Ða rộng lớn bằng vô số quốc độ của Phật. Nơi đó lại có vô lượng hoa báu, đài báu, lưới báu, diệu hương, kỹ nhạc để ca ngợi công đức Phật.
Theo tôi, mỗi người có cách nhìn riêng về khu vườn này. Người thế gian, ngoại đạo nhìn về khu vườn chắc chắn khác với cái thấy của Tăng Ni, tín đồ. Và hàng Bồ tát sống trong khu vườn lại càng thấy khác hơn nữa. Cảnh là một, nhưng tâm trí khác nhau, nên nhận xét không giống nhau.
 Theo nhận thức tham vọng của người đời hay ngoại đạo, họ không hiểu tại sao đạo Phật không có giáo quyền, giáo sản, không ép buộc, đe dọa, dụ dỗ, mà lại tồn tại lâu dài, truyền bá rộng rãi. Không hiểu tại sao giàu có như Cấp Cô Ðộc lại cúng vàng xây tinh xá cho Phật mà chẳng thấy ông được quyền lợi gì.
Cách nhìn thứ hai của Thánh chúng thường được diễn tả bằng câu chỉ có người uống nước mới cảm nhận được mùi vị như thế nào. Người ngoại cuộc như phàm phu, ngoại đạo mang cặp kính nghiệp làm sao biết được. Hàng đệ tử theo baèng chân tình mới hiểu đạo Phật, theo do hoàn cảnh không thể sống lâu dài trong đạo.
Chỉ người tu chân chính mới thấy Phật và Thánh chúng ngồi yên lặng trong rừng Thệ Ða, không nói, không làm, nghĩa là tu Thiền. Ngồi như vaäy, họ hiểu được Phật. Ngồi mà không hiểu thì một lúc chán cũng bỏ đi, ngoại đạo khó thâm nhập Phật đạo là vậy.
Phật và Thánh chúng tọa Thiền tạo thành cuộc sống hỷ lạc, ngồi nhiều năm cũng cảm thấy không đủ, không chán. Thật  tu chúng ta dễ hiểu điều này. Người say mê Thiền quán, vui thích chánh pháp mới thấy được những gì khác hơn người thường. Họ đắc đạo nên tâm họ và Phật cảm thông, đó là tâm Phật ấn tâm đại chúng và thaàn của Phật truyền qua đại chúng, kinh gọi là Phật phóng quang gia bị. Nhờ vậy, tâm họ yên tĩnh lạ lùng, thần họ minh mẫn, sáng thêm. Theo tôi, điểm này quan trọng nhất đối với người tu, nếu không cảm nhận như vậy, e rằng khó tu lâu. Cuộc đời tôi từng kinh nghiệm, khiến tôi nhận chân được giá trị Phật ấn tâm, Phật hộ niệm. Thật vậy, có những lúc cực kỳ khó khăn, nguy hiểm, người sợ, nhưng tôi rất tỉnh táo, không cảm thấy sợ bất cứ theá lực nào. Và tôi bình tâm giải quyết thoả đáng từng việc thích hợp với từng lúc.
Thiết nghĩ, trên bước đường tu, gặp việc vui ta vui, gặp buồn ta buồn, thì dù có khoác áo tu sĩ cũng chưa hẳn là người tu. Vì điểm đặc bieät của người tu, tâm lúc nào cũng bình ổn, hoàn cảnh nào cũng tự tại, loé lên tia sáng để giải quyết việc khó.
 Thánh chúng sống đạm bạc, không có quyền lợi gì, nhưng hoàn toàn an vui. Ðó chính là tinh thần Ðại thừa phát triển để hình thành thế giới quan của Hoa Nghiêm gọi là Nhập Pháp giới. Tại sao sống hẩm hiu, tu cực khổ nhưng có sức thu hút người tu chịu nổi. Thực tế, người an trú lâu trong đạo có nguồn vui riêng và lý tưởng để soáng. Còn người thường không tìm thấy niềm vui đạo, tu một lúc rồi cũng bỏ cuộc.
Người tu sĩ Nhật có câu phương châm : Khi tâm hồn yên tĩnh thì cái thấy của chúng ta sáng ra, thấy cái đẹp. Thế giới người tu đạt đến trạng thái tâm hồn yên tĩnh, sáng ra là thế giới của Hoa Nghiêm hay pháp giới. Và với tâm hồn Hoa Nghiêm nhập pháp giới, phóng khoáng, bao la, dung được các pháp, tất cả đều đẹp. Từ đó, dưới cái nhìn theo Hoa Nghiêm, Thánh chuùng ngồi xung quanh Phật dưới gốc cây, tâm hồn nhẹ nhàng, sung sướng, hình thành được thế giới đẹp, trong sáng, từ cọng cỏ, cho đến dòng suối, con cá, con chim, hòn đá... không có gì không đẹp.  Hàng trí thức bỏ ngoại đạo trở về theo Phật cũng vì nhận được hạnh phúc vô giá ấy. Họ cảm đức của Phật, nhận được tình thương bao la của Ngài và Thánh chúng tạo thành thế giới an vui giải thoát. Trái lại, theo ngoại đạo họ luôn kẹt trong tham vọng, nghĩ đến khống chế, mua chuộc người, nên tâm hồn không yên tĩnh thì thế giới của họ luôn đen tối.
Ðức Phật không bắt ai theo, người tự nguyện theo Ngài vì họ được an lành, thanh thản. Nhập pháp giới hay đi vào thế giới bao la của Phật, thế giới của tình thương, của trí tuệ. Bấy giờ, cũng là rừng Thệ Ða mà hàng nhị thừa và Phật tử thấy nơi đó an lành nhất, hoàn toàn khác với thế giới khổ đau bên ngoài. Ðó là cái nhìn về Ðức Phật vaø đạo Phật của người xuất gia và tín đồ.
 Tiến hơn một nấc, cái nhìn của bậc cứu thế Văn Thù Sư Lợi và Phổ Hiền Bồ tát tiêu biểu cho trí và hạnh đi vào cuộc đời. Trong thêá giới yên tĩnh, tâm sáng, tức trí Văn Thù chỉ đạo, mở ra cho chúng ta thấy nơi có đạo đáng quý hơn bất cứ nơi nào. Và nhìn xa hơn, thấy mọi việc trên cuộc đời tốt đẹp hay không đều do phước đức, trí tuệ quyết định. Thấy như vậy là thấy thế giới Báo thân của Phật hieän ra. Trí Văn Thù hướng dẫn kết hợp với hành động dấn thân vào đời làm lợi ích chúng sanh của hạnh Phổ Hiền, tạo thành kinh Hoa Nghiêm với phần quan trọng là Nhập pháp giới.
Ðức Phật cho biết mười phương Phật thuyết pháp đều phóng quang đến đỉnh đầu của VănThù Sư Lợi Bồ tát. Văn Thù tiêu biểu cho Trí thân Phật, một thân quan trọng theo kinh Hoa Nghiêm. Nhìn thế giới qua lăng kính của Văn Thù hay trí tuệ, khác với người tham vọng nhìn đời bằng cặp kính hẹp của vô minh.
Người vô minh, chấp trước nghe ai nói động tới là tự ái, nổi giận, mất khôn. Trái lại, người trí thế gian lắng nghe, suy nghĩ xem lời nói của người tác động có hại hay lợi cho họ, theo đó mà giải quyết. Ðiển hình như các chính khách Nhật gặp khó thường tĩnh tâm để sáng suốt, thấy được cách đối phó nào lợi nhất. Ðó là người trần gian dùng thủ đoạn chọi với thủ đoạn.
Nhưng cao hơn là cách xử trí của Phật, Bồ tát, thấy rõ mối liên hệ sâu xa của họ và người trong vô lượng kiếp trước và cả đời sau, nên chuyển hoá khổ, ác thành vui, tốt. Muốn như vậy, Ðức Phật phải trải qua quá trình tu Bồ tát đạo, chứng được Trí thân, hay trí tuệ viên mãn mới giáo hoá người trở nên sáng suốt, đạo đức và biến đổi thế giới trần lao ô nhiễm của họ thành pháp giới của Phật. Từ Trí thân Phật đầu tư cho hữu tình và vô tình chúng sanh, biến tất cả thành một phần tương ưng với Phật, gọi là Pháp thân. Trí thân và Pháp thân ấy hợp lại thành Tỳ Lô Giá Na Phật chi phối và điều  động được muôn người, muôn vật trong vũ  trụ.
Về phần chúng ta, vì vô minh, sống với nghiệp thân, giải quyết theo nghiệp và phiền não, nên phiền não cứ lần lần bao vây, xiết chặt ta lại. Ðầu tiên, ta chỉ đối phó với người bên ngoài và với hoàn cảnh xa, nhưng vì vô minh chi phối, lần lần thế lực xấu ác thâm nhập vào gia đình, làm con cháu, phá hại chúng ta đến tàn mạt. Thực tế lịch sử cho thấy rõ điều này. Một người mới dựng nghiệp có nhiều quyến thuộc tốt, trung thành, nhưng vì nghiệp ác, khiến họ hành động ngu muội, giết lần những người thân cận giỏi, trung tín. Cuối cùng chỉ còn thế lực ác theo họ và sử dụng độc ác để đối phó, chống lại họ.
Ðức Phật thì hoàn toàn khác hẳn. Ngài hành động theo trí tuệ và lòng từ bi vô hạn nên càng cứu độ chúng sanh, tình thương Ngài càng mở rộng. Người đã thương Ngài thì thương nhiều hơn, người không thương phải thương, người ghét thì thành người thương.
Xá Lợi Phất nhắc đại chúng phải quan sát việc làm của người trí, kinh diễn tả phải nhìn viên quang của Văn Thù Sư Lợi. Viên quang là trí tuệ tuyệt luân của Văn Thù, Ngài hiểu biết mọi việc.
Ý này gợi nhắc chúng ta  tu hành, phải nhìn lại giới cư sĩ, có người đáng kính trọng là bậc thầy cuûa ta. Trên thực tế, có cư sĩ Lê Ðình Thám là thầy dạy chư Tăng. Nhưng trước khi dạy, ông đảnh lễ chư Tăng. Quả thật, có thể nói trí tuệ và đức hạnh của ta không bằng bác Thám. Tuy nhiên, không phải tất cả cư sĩ đều là Bồ tát. Phải biết rằng Bồ tát hiện thân vào nhân gian thì khác hẳn người thường. Họ giàu sang, thông minh, nhưng rất đức hạnh.
Xá Lợi Phất nhìn thấy viên quang của Văn Thù, tức trí tuệ của Văn Thù vượt hơn Thanh văn nhiều. Kinh diễn tả là viên quang bất muội, nghĩa là ánh sáng trí tuệ của Văn Thù không bao giời tắt, phiền não không bao giờ nổi dậy. Còn nhận định của chúng ta không phải lúc nào cũng sáng suốt, hễ nổi giận là mờ ám ngay.
Trí tuệ của Văn Thù siêu tuyệt, thấy sự việc chính xác, làm việc hoàn hảo. Những thành quả tốt đẹp hoàn toàn do tâm trí chỉ đạo như vậy, ảnh hưởng đến thân tướng, tạo thành thân Bồ tát có tướng hảo trang nghiêm thanh tịnh, không tội lỗi, bợn nhơ, buồn phiền, nhưng đáng quý, đáng nhìn.
Ðặc điểm thứ ba là quang võng của Bồ tát Văn Thù bao trùm chúng sanh, tức trí tuệ của Ngài ảnh hưởng cho chúng sanh được giải thoát. Trong khi trí tueä của Thanh văn chỉ làm cho bản thân họ được giải thoát mà thôi. Chính nhờ tác động của trí Văn Thù phổ cập toàn diện, nên việc giáo hóa chúng sanh của Ngài không cùng tận.
Ðặc điểm kế tiếp của Bồ tát là có được chúng hội đạo tràng khác hẳn chúng hội của Thanh văn. Phần lớn  theo Thanh văn đạo, không quan tâm đến vật chất, cơm ăn, chỗ ở. Thực tu như vậy, chúng hội Thanh văn được thanh tịnh, nhưng nghĩ đến vật chất thì phiền phức vô cùng, khó tránh khỏi tranh chấp.
Chúng hội Bồ tát hay quyến thuộc của Văn Thù thì khác, họ là người hằng tâm hằng sản chuyên cúng dường, đầu tư trí tuệ và công sức cho Phật đạo.
Chúng hội Thanh văn, sau an cư, làm pháp yết ma, phân chia vật dụng. Còn quyến thuộc của Bồ tát thì kết hợp lại để cúng cho Thanh văn hưởng. Người làm, ta hưởng, thì phước sẽ về họ.
Xá Lợi Phất nhắc nhở đồ chúng, hay đó là tinh thần Phật giáo Ðại thừa muốn chấn chỉnh việc tu hành của giới xuất gia, không khéo rơi vô tình trạng chỉ tiêu thụ hơn là đóng góp. Hãy quan sát Văn Thù Sư Lợi xây dựng quyến thuộc lo cho đạo, không lo hưởng thụ, mới thành tựu được những Phật sự lơùn lao, mới giữ vững được mạng mạch đạo pháp.
Kế đến, Xá Lợi Phất bảo đại chúng nên quan sát con đường đi của Bồ tát Văn Thù khác với đường của Thanh văn đi. Văn Thù Sư Lợi đi đến đâu đều làm lợi ích, cứu khổ ban vui, nghe chỗ nào có nghèo khổ, hoạn nạn thì chuẩn bị cơm áo đến ban phát. Bồ tát bố thí, cúng dường là việc chính, không đến để nhờ vả. Ðó là lập trường cố hữu của Phật giáo Ðại thừa.
Ngày nay, chúng ta đi theo con đường của Bồ tát Văn Thù, là con đường mà không có đường. Nghĩa là mỗi người tự vạch ra con đường cho mình. Tôi gọi đó là đường đời hay cách hành xử khéo léo của chính mình, mọi việc đều nhằm mục tiêu mang an vui hạnh phúc cho đời.
Riêng tôi thường quan sát đường đi của Phật, của các bậc cha anh, của đồng bạn, của người thuộc giới khác. Từ đó tự vẽ ra con đường riêng của tôi và điều chỉnh dần cho phù hợp với bước đi của Văn Thù.
Con đường của người chinh lược đầy máu xương, nước mắt, con đường của Thanh văn tu vất vả khổ cực mà không được gì. Chỉ có con đường của Bồ tát, của Phật quá đẹp, quá trong sáng và vĩnh cửu. Thiết nghĩ đó là khởi niệm của chúng ta cũng như của đại chúng muốn theo Xá Lợi Phất đến gặp Văn Thù Sư Lợi.
Ðặc điểm thứ sáu là chỗ đứng của Bồ tát Văn Thù rất dễ thương. Ngài là thầy của ba đời các đức Phật, nhưng đến với Phật, tức học trò của Vaên Thù, Ngài lại đứng chỗ thấp nhất, cung kính cúng dường học trò.
Học gương của Văn Thù, khi hành Bồ tát đạo, dù năng lực ta vượt hơn người, nhưng nếu cần làm việc nhỏ có lợi cho đạo, ta cũng không từ chối. Phải khiêm tốn, đừng tự coi mình xuất gia là thầy của thiên hạ.
Văn Thù Bồ tát đóng vai thấp nhất, nhưng ai dám xem thường Ngài. Chỉ sợ mình đứng trên cao, mà đức hạnh và tài năng không bằng ai, mới đáng hổ thẹn. Tu Ðại thừa, phát tâm bồ đề, làm mọi việc Phật sự, không từ nan. Ðứng ở vị trí thấp có cái lợi là luyện được  tâm cung kính người khác.
Ðặc điểm thứ bảy là hai bên Văn Thù có vô số Bồ tát hết lòng hợp tác với Ngài trong mọi Phaät sự. Ðiều này cho thấy hạnh Bồ tát khác hẳn Thanh văn. Tu hạnh Thanh văn, chỉ lo phần mình, không lo cho người, tất nhiên khó làm được việc.
Văn Thù Bồ tát đã giáo dưỡng đệ tử thành Phật, những người được Ngài cưu mang tế độ sẵn sàng đến hợp tác khi Ngài cần họ. Văn Thù hành Bồ tát đạo, "nhứt hô bá ứng", toàn người giỏi,tốt, đầy quyền uy kính nể, hợp lực với Ngài, việc khó nào mà không thành. Còn ta có một mình, hay chỉ có ngươøi ăn hại theo, đành phải thua.
Chẳng những  người trí thức, dòng dõi cao quý, trời rồng phủ phục dưới chân Văn Thù, mà còn có chư Thiên đến cúng dường, nhân vương kính trọng. Bồ tát được việc là vậy. Chư Thiên cúng dường nên kho báu của Ngài không bao giờ cùng tận. Vua phải kính trọng vì Ngài giải quyết được việc cho chúng sanh.
Và đặc điểm thứ mười của Văn Thù Bồ tát là được chư Phật trong mười phương luôn phóng quang gia bị và công nhận Văn Thù là thầy của các Ngài, thì còn ai dám xem thường Bồ tát này.
10 đặc điểm nêu trên của Bồ tát Văn Thù có thể tóm gọn thành 3 việc chính : hiểu biết siêu tuyệt, việc làm lợi ích cho đời và sức tập họp quần chúng. Ðó là ba điều mà người tu phải học và thể hiện trong cuộc sống theo Phật giáo Ðại thừa.
Xá Lợi Phất thấy thực chất của Văn Thù Bồ tát qua 10 điểm nổi bật vừa nêu trên, Ngài khai ngộ cho 500 Thánh đệ  tử, họ mới chịu ra mắt đảnh lễ Bồ tát.
Ðến đây đưa ra hình ảnh chư Tăng đảnh lễ Văn Thù Bồ tát  để cầu học, nhằm chuyển mạch tinh thần Tiểu thừa sang Ðại thừa, nhắc nhở hàng xuất gia không nên tự ái, nếu sợ xấu hổ, không dám học với cư sĩ, thì  không  giỏi được.
Ðại chúng được Xá Lợi Phất hướng dẫn đến gặp Văn Thù ngầm chỉ rằng trong cuộc sống cần phải có trí tuệ chỉ đạo. Hàng đệ tử Phật tuy đông, nhưng ở đây chỉ nêu 6.000 Tỳ kheo do Xaù Lợi Phất giáo hóa. Trong lịch sử không thấy điều này, chỉ ghi rằng Xá Lợi Phất có 100 đồ chúng.
Cần hiểu rằng 6.000 Tỳ kheo không phải là người thật, nhưng nhằm nói lên dụng ý từ Tiểu thừa chuyển sang Ðại thừa. Theo kinh Pháp Hoa, khi lục căn thanh tịnh, hành giả sẽ có được 6.000 công đức, cũng muốn chỉ Tỳ kheo thanh tịnh lấy trí tuệ làm sự nghiệp mới theo Xá Lợi Phất đi tìm trí tuệ hay tìm Văn Thù Sư Lợi.
Nói về trí tuệ, trong hàng Thanh văn, Xá Lợi Phất là người bậc nhất và trong chúng Bồ tát, Văn Thù là nhất. Nói cách khác, nhìn con người ở hai mặt : thế gian và xuất thế gian. Xá Lợi Phất, người bậc nhất của thế gian đi tìm Văn Thù, người bậc nhất của xuất thế.
Hiểu biết của cuộc đời dù có giỏi đến đâu cũng có giới hạn, trong khi ngũ trí của Văn Thù là hiểu biết trọn vẹn. Vì vậy, theo Phật, không tự mãn, phải đi lên, không bằng lòng với hiểu biết thế gian vaø đi tìm cái cao hơn là hiểu biết xuất thế. Ðiển hình như Ðức Phật, 16 tuổi, văn võ toàn tài, không ai có khả năng dạy. Ngài phải tìm cái trên thế gian, gọi là xuất gia học đạo.
Xá Lợi Phất có trí tuệ bậc nhất thế gian, không ai bằng Ngài. Ngài dìu dắt được đại chúng rồi mới dẫn dắt họ tiến xa hơn, theo pháp xuất thế. Rõ ràng kinh này muốn đưa ra mẫu người tu lý tưởng tiêu biểu cho vị đạo sư khả kính không phải là người tu ăn bám.
 6000 Tỳ kheo đến thăm Bồ tát Văn Thù được Ngài dạy điều quan trọng nhất là phát tâm bồ đề. Bồ đề tức trí giác để thấy được chân thật pháp, thấy được công hạnh của các Ðức Phật và việc làm của Bồ tát; từ đó tự xét việc của mình để từng bước làm giống Phật và Bồ tát.
Văn Thù cho biết kinh nghiệm bản thân Ngài trong vô lượng kiếp theo Phật tu hành, chỉ làm một việc duy nhất là phát tâm bồ đề. Và nhờ thành tựu trí tuệ, Ngài tạo được muôn ngàn công đức. Tu học Phật theo tinh thần Ðại thừa, phải nỗ lực phát huy trí tuệ, vì có trí tuệ là có tất cả.
Trên nền tảng quan trọng của trí tuệ, theo Trí Giả đại sư, người có trí mới có thiền định, có đạo đức. Không trí tuệ, mà có lòng tốt, thì lòng tốt ấy sẽ tác hại cho ta và người, giống như khỉ thương con, ôm con lội qua sông làm cho con chết ngộp.
Ngoài việc phát triển trí tuệ, Văn Thù Sư Lợi khuyên đại chúng phải có sức kham nhẫn, không nên mệt mỏi, buồn phiền, dù Thầy có hành hạ. Giống như Ðức Phật trong kiếp quá khứ đã từng khổ cực mà vẫn quyết tâm theo học với Ðề Bà Ðạt Ða.
Tôi cũng có kinh nghiệm về việc học đạo. Khi chúng ta đến học, trước nhất Thầy phải thử xem chúng ta có thông minh không, có sức chịu đựng và có lòng tốt thực sự hay không. Phải vượt qua thử thách về trí tuệ, về nghị lực, chứng tỏ chúng ta tốt, hết lòng cầu đạo, thầy mới truyền  pháp. Người chỉ muốn được đề cao, ăn ngon, hưởng thụ, chỉ là hạng giá áo túi cơm, không thể dùng được, chẳng ai muốn dạy cho uổng công.
Hành Bồ tát đạo phải liên tục, không ngừng nghỉ mới thành Phật được. Chư Phật phát tâm bồ đề dũng mãnh tinh tấn từ đời này sang đời khác. Có thể nói tăng thượng duyên rất quan trọng, dừng lại thì về sau tu rất khó.
Ngoài ra, Văn Thù còn dạy rằng trải qua vô lượng kiếp tu hành, tích lũy công đức, Ngài mới được thành quả như ngày nay. Ngài dạy Thiện Tài phải quan sát tập họp công đức của chư Phật, vì Phật kết tinh bằng phước đức. Chúng sanh trong địa ngục kết tinh bằng tội lỗi, trần lao nghiệp chướng.
Trên bước đường tu, hơn nhau ở việc tích lũy công đức. Chúng ta thấy rõ quá trình hành đạo của Phật chứa nhóm toàn là phước đức. Ðối với việc lành nhỏ bằng cây kim, Ngài không hề từ bỏ và việc ác dù nhỏ như hạt cát, Ngài cũng không làm.
Trong sinh hoạt thực tế, tôi thấy những thầy đồng tu biết tích lũy phước đức, đều thành tựu nhiều Phật sự. Những thầy bước đầu có điều kiện vật chất hơn người, nhưng hưởng thụ thì cuộc đời họ dần dần đi xuống; vì phước cạn, đòi hỏi tăng, không đáp ứng được, tất nhiên phải bị suy sụp. Số bạn của tôi không ít người vấp phải sai lầm này, tiêu hết công đức, nhưng tạo thêm nhiều tội ác, khó tiến tu. Thực tế chúng ta thường thấy nhiều thầy tri sự cực khổ lo cho chư Tăng; dù họ không giỏi, nhưng nhờ tích lũy được công đức, sau cũng làm trụ trì, cũng được kính mến. Còn giỏi mà không làm lợi ích gì, chỉ hưởng thụ thì cuộc đời cũng mai moät.
Dứt khoát rằng muốn hành Bồ tát đạo phải tích lũy công đức. Phước đức không có không thể nào cứu giúp người. Thật vậy, chúng sanh nhiều vô cùng và đòi hỏi của họ thì vô tận. Ðiển hình sơ sơ một việc trước mắt như chúng ta đến vùng nghèo khổ, tất yếu phải đem tiền của đến  giúp đỡ, xây dựng. Có như vậy mới dễ cảm hóa họ.
Kinh nghiệm bản thân tôi không làm được việc lớn vì phước có giới hạn, nên việc làm cũng giới hạn. Chư Phật thì phước đức vô hạn, vì thế những việc của Ngài thành tựu siêu tuyệt vô tận. Ý thức như vậy, đòi hỏi chúng ta nỗ lực tu tạo nhiều phước đức để sau này dùng phước đức trang nghiêm thân, còn toàn nghiệp chướng thì không tự cứu nổi mình, nói chi đến độ người.
 Riêng đối với Văn Thù, công đức lớn nhất của Ngài là kính trọng người, không bao giờ ngã mạn, xem thường người, cũng giống như hạnh của Thường Bất Khinh Bồ tát. Có ý niệm hơn người, sẽ bị tổn đức, dù hơn thật, huống chi là không hơn.
Hạnh Bồ tát là gieo trồng thiện căn, tích lũy công đức bằng cách làm cho đời càng nhiều càng tốt. Tu Thanh văn mệt mỏi, chán nản thì nghỉ ngơi. Hành Bồ tát đạo không được quyền nghỉ, tất cả công việc bao vây, chúng sanh đòi hỏi. Ra làm việc mới thấy điều này, việc đang chờ mà bỏ hay bịnh là hư việc liền.
Công đức phải tích lũy sẵn, cần tiền chúng ta đáp ứng ngay, cần công sức, chúng ta cũng giúp được. Tu một mình thì khác, nhưng vì đại chúng thì khác, không lo cho họ không được. Bản thân ta không thối chuyển là việc dễ, làm cho người không thối chuyển không đơn giản. Vì vậy, dìu dắt họ nên người là tạo được công đức lớn.
 Xá Lợi Phất cảm nhận được công ơn giáo hóa của Phật khiến cho Ngài đắc quả La hán thật lớn lao vô cùng, nên bạch Phật rằng dù đầu đội, vai mang trải vô số kiếp, Ngài cũng không đáp đền được ân đức ấy.
Ngày nay, chúng ta chỉ nhìn thành quả của Phật, cho rằng Ngài nói đơn giản vài lời là độ được người. Còn công lao nuôi dưỡng người trải qua nhiều đời của Phật cực lắm, chúng ta đâu  thấy. Thử nghĩ một việc nhỏ đối với chúng ta như có  một thị giả theo đã phát sanh vấn đề cho ta, có hai thị giả thì vấn đề lại khác nữa.
Kế tiếp, Bồ tát hết lòng thờ kính chư Phật, gần gũi cầu học với Phật để thành người hữu dụng, hiểu biết rộng. Văn Thù Sư Lợi đáng lẽ thành Phật từ lâu, nhưng vì ý thức cầu học mà Ngài làm Bồ tát. Ngài cầu pháp không bao giờ mệt mỏi, không thấy đủ. Vì theo Ngài, hiểu biết thật không cùng tận, mỗi ngày có phát minh mới, cần phải cập nhật hóa cho kịp văn minh thời đại.
Văn Thù siêng tu 6 pháp ba la mật, việc nào cũng nỗ lực đạt đến thành quả cùng tột. Nhưng trên thực tế, mỗi ngày đều có cái mới, không thể làm cho cùng toät được. Vì vậy, Văn Thù chưa trọn vẹn 6 pháp ba la mật, nên chưa thành Phật. Ý này nhằm nhắc nhở việc làm của chúng ta còn giới hạn, còn nhiều mặt khiếm khuyết, cần trau giồi để thăng hoa, không tự mãn.
Khi hành Bồ taùt đạo, tu 6 pháp ba la mật, Văn Thù nhập Bồ tát tam ma địa. Nghĩa là Bồ tát nhập định trong công việc, làm việc nào trụ tâm trong việc đó. Trong khi Thanh văn nhập định phải ngồi yên nơi thanh vắng.
Bồ tát  định trong công việc, nên càng làm, thì trí Bồ tát càng sáng thêm, tâm càng yên ổn. Bồ  tát đi, đứng, thuyết pháp, ăn..., nói chung mọi sinh hoạt  đều luôn ở trong định. Ðịnh của Bồ tát là làm cho trí tuệ sáng suốt liên tục. Thanh văn định thì kéo dài trong khoảng thời gian nhất định nào đó, nên có nhập định, trụ định, xuất định.
Bồ tát nhờ luôn trụ định, nắm vững cả ba thời kỳ quá khứ, hiện tại, vị lai. Ðối với Bồ tát, quá khứ không quên, tương lai vẫn thấy để tiến tới tốt đẹp và hiện tại vẫn làm được mọi việc. Một niệm tâm của Bồ tát thông cả quá khứ, hiện tại, vị  lai. Thanh văn thì không được vậy, hễ hướng đến tương lai là quên thực tế hiện tại và nhớ đến quá khứ thì bị nó chi phối, cũng không làm được việc trước mắt.
 Bồ tát giáo hóa độ sanh, thâm nhập được tâm chúng sanh và làm cho họ thanh tịnh. Tâm chúng sanh thanh tịnh là tịnh độ của Bồ tát hay Bồ tát nghiêm tịnh Phật độ bằng việc làm cứu giúp người.
Sau khi khuyên các Tỳ kheo, Văn Thù Sư Lợi từ giã Ta La song thọ, đi đến phía Ðông Phước Thành, nghĩa là có đầy đủ trí tuệ rồi thì những gì tạo được sau đó, do trí tuệ chỉ đạo, mới thật laø phước đức vĩnh viễn của chúng ta. Chưa có trí tuệ mà có phước báo rất nguy hiểm. Vì vậy các Tỳ kheo không được giữ của báu, vì sống rày đây mai đó, không nhà cửa sẽ bị kẻ cướp chiếm đoạt, giết chết.
Từ Ta La song thọ đến Phước Thành tìm Thiện Tài đồng tử, hay tìm người gánh vác tương lai đạo pháp sau Phật Niết bàn. Tất nhiên muốn phú chúc sự nghiệp phải tìm người trẻ khoẻ, giỏi. Ðạo Phật tồn tại mạnh hay không là tùy ở thành phần thượng tầng kiến trúc nhiều hay ít. Nếu chỉ toàn người già yếu, nghèo khổ, dốt nát theo thì chẳng ai hại, đạo Phật cũng tự chết.
Khi Văn Thù đến Phước Thành, có 500 Ưu bà tắc, 500 Ưu bà di, 500 đồng tử đứng đầu là Thiện Tài. Khi ông sanh ra, tiền của đầy nhà, vàng bạc châu báu từ đất trồi lên nên đặt tên ông là Thiện Tài. Ðến đây chúng ta bắt đầu nhìn về mặt vô hình của con người có phước báo. Chính vì vậy mà Văn Thù Sư Lợi đang thuyết pháp giáo hóa 500 Tỳ kheo ở rừng Thệ Ða, Ngài lại bỏ đi để đến thăm cậu bé Thiện Tài vừa chào đời. Kinh Hoa Nghiêm muốn diễn tả Thiện Tài tiêu biểu cho Phật ra đời có phước đức trí tuệ đầy đủ, có sức tập trung caùc Bồ tát lớn, như Văn Thù Sư Lợi trong pháp hội này là đệ tử của Phật Thích Ca. Nhưng ở trường hợp khác, Văn Thù Sư Lợi là Thầy của ba đời mười phương Phật. Ðó là tinh thần phóng khoáng của kinh Hoa Nghiêm, Văn Thù vừa là Thầy của Phật, vừa là người trợ giúp cho Phật. Kinh Pháp Hoa gọi đó là Bồ tát thị hiện, tức các Bồ tát lớn đã thành Phật, tái sanh lại trợ  hóa cho Phật.
Thiện Tài sanh ra ở Phước Thành là thành được xây dựng trên căn bản phước đức, nên hoàn cảnh tự thay đổi tốt đẹp, sung túc. Nhìn thực tế cuộc sống, chúng ta cũng thấy được điều này. Người có phước đức sinh hoạt ở đâu thì nơi đó trở thành tốt, của cải và may mắn tự đến với họ. Các vị cao Tăng không sở hữu tài sản gì, nhưng có sức tập trung, thuyết phục, đàn việt mang đến cúng dường tạo được chùa lớn. Còn người tham vọng đến chiếm đoạt, nhưng không phước đức thì đến ở, cơ sở bị xuống cấp, không phát triển nổi. Như vậy kết quả lên hay xuống tùy ở phước báo quyết định, không phải do khôn ngoan, thủ đoạn mà được.
Ðức Phật Thích Ca ra đời, dân chúng sống sung túc, mùa màng phát đạt. Ðó là nhờ phước Phật quaù lớn, được kinh Hoa Nghiêm diễn tả dưới dạng Thiện Tài sanh ra thì bảy báu đầy nhà. Thiện Tài đồng tử xuất hiện là thế giới lý tưởng và đem lý tưởng này đặt vào hiện thực cuộc sống của Ðức Phật, theo tôi, hai sự kieän này là một.
Phước thành, nơi sanh của Thiện Tài gợi cho chúng ta ý thức rằng hành Bồ tát đạo cần phải có phước. Tu Thanh văn đạo không cần phước đức, nhưng cần giải thoát. Vì Thanh văn tu hạnh viễn ly, phải xả ly tất cả giàu sang vật chất, mặc áo phấn tảo, tạo phước sẽ thành nghiệp.
Hành Bồ tát đạo đòi hỏi phải có phước, thiếu phước không thể làm đạo. Phước lớn nhất của người tu là tâm. Người xuất gia lấy tâm làm chính, nên phaùt tâm Ðại thừa. Nghĩa là phải mở rộng tấm lòng dung được mọi người, dung được tất cả căn tánh hành nghiệp của chúng sanh  Bồ tát chấp nhận được, thương được, dung được mới có thể độ sanh. Tấm lòng hẹp là tiểu thừa, chỉ tu một mình.
Có thể nói tiếp Tăng độ chúng không bao dung không được, vì ta muốn thì những cái muốn đó không bao giờ theo ý ta. Riêng tôi, biết rằng muốn không được, nên thường lấy ý người làm ý mình, lấy nghiệp người làm nghiệp mình, thì dung được.
Ngoài ra, hạnh phúc nhất của người tu là có được tâm hoan hỷ, trong sáng, không phiền não. Dù tu Thanh văn hay Bồ tát đạo đều cần phải có tâm hoan hỷ,  người dễ chấp nhận,  thân thiện với ta.
Có tấm lòng cũng chưa đủ, cần có sức khỏe tốt và ngoại hình dễ coi. Không khỏe không làm việc được. Nhiều sức khỏe, đi nhiều nơi, giải quyết nhiều việc rắc rối cho cuộc đời và có hảo tướng dễ thành công.
Phước báo kế tiếp là cần có quyến thuộc nhiều đời, không phải một đời. Từ quyến thuộc thấp kém, nghèo khó, ta  xây dựng cho họ thành giỏi, khá, có nếp sống dư dả không phải là việc đơn giản. Vì hành Bồ tát đạo, tập họp được người thông minh, giàu có, khỏe mạnh thì dễ làm nhiều việc lớn. Nhưng thành phần tốt như vậy cũng không dễ nghe theo ta, trừ khi ta đã từng cưu mang, cứu giúp họ ở nhiều đời trước, đời này họ mới chấp nhận ta là ân nhân, bằng lòng hợp tác. Muốn như vậy, tất nhiên ta phải giỏi, giàu, tốt hơn họ.
Và sau cùng là có đủ phương tiện trong tay, thực tế là tiền bạc. Muốn xây dựng chùa, bố thí, cúng dường hay bất cứ hoạt động nào tất yeáu cũng cần có tiền.
Tu Ðại thừa, có đủ các phước vừa kể thì dễ dàng hành đạo. Giỏi là điều cần thiết, nhưng tôi thấy phước quyết định thành bại, không phải tài quyết định. Phước cho chúng ta nhiều may mắn trên đường hành đạo, còn tài thì dễ bị người đố kỵ và thường kèm theo tai họa. Nhiều thầy không giỏi, nhưng làm được nhờ có phước; nhiều người giỏi, nhưng "tài và tai một vần".
Văn Thù Sư Lợi dắt  đại chúng đến Phước Thành quan sát Thiện Tài là người có đủ phước rồi mới hành Bồ tát đạo. Chữ thành (Phước thành) chỉ cho ngũ uẩn thân, chỗ ở của linh hồn. Ngũ uẩn thì giống nhau, nhưng khác nhau ở điểm cấu tạo bằng phước đức hay bằng trần lao nghiệp chướng. Hành Bồ tát đạo, ta phải từng bước thay đổi cấu trúc bên trong, từ nhà ngũ uẩn trần lao nghiệp chướng biến đổi thành nhà phước đức hay vô lậu ngũ uẩn. Ðể chọn người truyền trao chánh pháp, Văn Thù tìm Thiện Taøi có đầy đủ phước đức, tâm hồn phóng khoáng, dễ thương, sức khỏe tốt, ông đến đâu thì của báu tự trồi lên.
Phát xuất từ Phước Thành hay người có phước mới lên được. Với bản chất thông minh và phước đức của Thiện Tài, Văn Thù dạy rằng trên bước đường cầu Vô thượng bồ đề, đừng bao giờ tự mãn, thấy đủ, học cùng kiếp cho đến khi không có gì không biết, tức thành Phật mới thôi.
Văn Thù cũng nhắc nhở Thiện Tài cầu học với thiện tri thức, đừng vội vã đánh giá họ hay việc làm của họ. Vì họ hơn ta một cái đầu, ta không thể hiểu nổi phương tiện thiện xảo của các thiện tri thức. Thật vậy, kinh nghiệm tôi thuở bé đã từng đi mua rượu thịt cho ông thầy dạy học, tôi không hề khi dễ ông và học được với ông rất nhiều điều hay. Con đường tu của tôi thăng hoa cũng nhờ đi theo hướng mà ông  chỉ dạy.
Các Hòa thượng cũng thường nhắc ta rằng vì viên ngọc quý, đừng chấp caùi đảy da là y pháp bất y nhơn. Ta giận trụ trì, ghét pháp sư mà không tiến thân được, là tự hại mình. Tôi thấm thía điều này. Mình nhỏ mà thấy những cử chỉ không hay của người lớn, rồi xem thường họ là tự chuốc họa vào thân, vì họ đuổi ta được, hại ta được dễ dàng. Ta chỉ học điều hay của họ thôi. Còn điều dở xấu nhưng họ chưa bị quả báo, thì ta nên suy nghĩ. Họ thọ quả báo, thì ta học và tránh được điều này. Nếu bất mãn, vận động gaây uy thế để lật đổ người, rồi cuối cùng phải xách gói ra đi. Theo tôi, thất bại hay thành công của người đều là kinh nghiệm cho ta học, đó là thái độ đúng đắn của người học Phật. Trên bước đường tu, có lúc tôi bỏ đi, nhưng thầy nhìn nhận rằng nhờ ra đi mà tôi được thành quả tốt, vẫn lưu lại cảm tình với thầy.
Chúng ta nên cân nhắc cách xử trí của thiện tri thức, nghĩa là học khôn của người, không phải học chữ nghĩa. Học được tất cả hay dở của thiện tri thức dùng làm kinh nghiệm cho ta và trả ơn rồi thì tạ từ mà đi, đừng ở lâu, mọc gốc rễ. Chùa cao Phật lớn đi không đành là đọa. Văn Thù Sư Lợi nhắc dù khó mấy cũng gắng học cho xong, dù sướng mấy cũng bỏ đi, tất cả đều nhằm tiến đến mục tiêu.
Thiện Tài sanh ra đời, việc đầu tiên là phải gặp Văn Thù Sư Lợi Bồ tát  trước. Thế giới Hoa Nghiêm gợi cho chúng ta rõ điểm này. Chúng ta tu được nhờ nhân duyên căn laønh, sanh nơi nào có Bồ tát lớn hiện thân giúp đỡ. Trên bước đường tu, mở đầu không gặp thiện tri thức chỉ dạy, rất khó tu. Thực tế thường thấy có người muốn tu không được vì luôn gặp hoàn cảnh xấu, gặp người xấu dẫn dụ họ theo đường tà.
Nhờ gieo trồng căn lành sâu dày, Thiện Tài được Văn Thù tự tìm đến khai ngộ và khuyên nên đến Ðức Vân Tỳ kheo để tu học. Thiện Tài vâng lời, sau khi học đạo với Ðức Vân, Thiện Tài tiếp tục xả thân cầu đạo khắp nơi, học hỏi với 53 vị thiện tri thức. Ðiều này cho thấy trong quá trình tu, được khai ngộ, cũng chưa đủ, mà còn đòi hỏi chúng ta phải hạ thủ công phu. Không ngại gian lao để tầm sư học đạo và chịu cực khoå rèn luyện đức tánh tốt, trau giồi trí năng mới trở thành mẫu người có khả năng giữ gìn giềng mối đạo pháp.
1- THIỆN TÀI ÐỒNG TỬ CẦU ÐẠO VỚI ÐỨC VÂN TỲ KHEO  


Thiện Tài đồng tử là Bồ tát tái sanh nên căn lành saâu dày, rộng lớn vô cùng, mới được Ngài Văn Thù tìm đến khai ngộ, dạy cho đồng tử đạo bồ đề để nhận thức được khổ đau sanh tử trầm luân mà tránh được nhiễm ô trần thế. Trên bước đường tu, gặp được minh sư hướng dẫn là điều vô cùng quan trọng. Vì trong thực tế cuộc sống, chúng ta thấy nhiều người tuy có căn lành, nhưng không được phước duyên gặp Bồ tát chỉ dạy, thì sẽ bị người đời nhồi nặn một lúc, họ cũng trôi lăn theo dòng sông meâ bể khổ.
Thiện Tài thì khác hẵn, nhờ Bồ tát Văn Thù khai tâm, liền nhớ ngay cõi này là chốn giả tạm, khổ đau, không phải là chốn quê nhà vĩnh hằng của ông. Nhận thức sâu sắc như vậy, Thiện Tài một lòng cầu thỉnh Boà tát Văn Thù chỉ dạy phương cách thoát ly trần ai khổ lụy.
Văn Thù Sư Lợi khẳng định chỉ có một cách duy nhất là tầm sư học đạo. Thật vậy, khi đã ý thức rõ cuộc đời huyễn ảo, xấu xa, chúng ta phải hướng tâm đi tìm cái chân thực, tốt đẹp vĩnh hằng. Thiện Tài có cả gia nghiệp đầy đủ của báu, không thiếu gì, nhưng Ngài thấy nó chỉ tạo thêm ràng buộc, nên sẵn sàng từ bỏ để dấn thân tìm đạo. Ðức Phật Thích Ca xuất gia cũng với ý thức hoàn toàn buông bỏ dục lạc mới đạt được quả Vô thượng đẳng giác. Còn chúng ta không có gì mà còn muốn tạo thêm, nhiều tham muốn quá, chắc chắn cách đạo còn xa, khó lòng đi trọn con đường giác ngộ.
Tuy nhiên, việc tầm sư học đạo không đơn giản. Riêng tôi, từ  lúc mới 12 tuổi đầu, mang chí xuất gia cũng khổ vô cùng với vấn đề tìm chùa để tu, tìm Thầy để theo học đúng chánh pháp. Vì vậy, có người tu một lúc rồi cũng quay trở về.  Ði moät đoạn đường tu tương đối còn nhiều người, nhưng đi cho trọn Phật đạo thì thật là hiếm.
Nếu may mắn gặp Văn Thù trên đường tìm đạo thì còn gì hạnh phúc hơn. Thuở nhỏ, tôi được nhiều người giúp đỡ. Ðặc biệt có một Hoà thượng rất giỏi về thuốc Bắc và uyên thâm Hán học. Bất chợt, Ngài gặp tôi ở  Ðức Hoà và bảo tôi nên về chùa Huê Nghiêm ở Thủ Ðức tu với Hoà thượng Trí Ðức, là cố Viện chủ Tổ đình Huê Nghiêm. Nghe lời chỉ dạy đó, tôi lội bộ từ Củ Chi đến Ðức Hoà, rồi đi ngược trở về Thủ Ðức, không có một đồng xu lận lưng. Với duyên may ấy đã đưa tôi đến nương với Hoà thượng Huê Nghiêm, tiến tu đến ngày nay.
Thiện Tài được khai ngộ và phát tâm bồ đề rồi, Văn Thù cho biết việc của ông đến đây là xong và khuyên từ đây về sau Thiện Tài nên hành Bồ tát đạo, dấn thân vào đời để tìm chơn thiện tri thức, không phải ngụy thiện tri thức.
Văn Thù chỉ dạy Thiện Tài nên đi về phương Nam, trên đỉnh núi Diệu Phong học đạo với Tỳ kheo  Ðức Vân đang tu Bồ tát hạnh. Muốn hành Bồ tát đạo mà lại tìm Thanh Văn để học là chuyện trái ngược, nhưng Thiện Tài vâng lời  dạy không chút nghi ngờ, rồi hướng về hư không lạy, đền ơn tri ngộ.
Tìm Tỳ kheo trên đỉnh núi cao, nghĩa là người cầu đạo phát tâm bồ đề phải hướng ý chí đến quả vị cao nhất là Phật. Tìm đạo với Tỳ kheo vì đó là đệ tử Phật đang tiến trên lộ trình cầu thành Phật quả. Thật là Tỳ kheo thì phải thể hiện 5 đức tánh tiêu biểu. Trước nhất, Tỳ kheo có hình tướng giải thoát khiến người từ xa trông thấy đã phát tâm. Khi đến gần, nhận thấy lời nói, dáng đi, cử chỉ cuûa Tỳ kheo đều đáng cho ta kính trọng. Và càng tiếp xúc, gần gũi nhiều năm với Tỳ kheo, ta chỉ thấy những điều tốt của họ và cuộc sống thánh thiện ấy tác động cho ta hưởng hương vị giải thoát. Tâm hoàn toàn thanh thoát, hướng thượng, gần gũi và học với người cao thượng là con đường mà Văn Thù dạy chúng ta phải trải qua trên bước đường tu, đi tắt vào đời không được. Tỳ kheo Ðức Vân ở trên núi nhiều năm cũng làm bao nhiêu việc bình thường, nhưng hơn người thế tục ở 5 đức tánh thánh thiện trên.
Nghe lời Văn Thù, Thiện Tài khao khát đến núi Diệu Phong tìm Ðức Vân Tỳ kheo, nhưng tìm hoài không gặp. Sau khi đi vòng quanh núi 7 ngày, mới thấy một vị sư đang chậm rãi đi kinh hành ở đỉnh núi toát ra đức hạnh cao cả như ngọn núi cao mà Ngài đang sống.
Phải mất một tuần mới tìm được Ðức Vân, hay nói khác, chúng ta tu hành luôn luôn có giai đoạn thử thách. Trong một tuần cầu đạo, lòng chúng ta thường quyết tâm đến độ cao, dù tan thân mất mạng cũng cam chịu. Khi nghĩ lên núi tu tưởng là đơn giản, dễ dàng, nhưng thực tế không như ta mơ tưởng. Chẳng hạn như từ chân núi Thị Vải leo lên, mệt thở không ra hơi, chẳng thấy bồng lai tiên cảnh hay bóng dáng tiên nào cả, chỉ có nắng chang chang, toàn là đá với đá, khiến ta bắt đầu nản chí tang bồng. Suốt một tuần tìm đạo, người không có căn lành cảm thấy buồn thiu, chán ngắt và bắt đầu nhớ gia đình. Trái lại, với người có căn lành sâu dày nơi Phật đạo, cảnh u tịch núi rừng tác động cho tâm hồn họ trở nên nhẹ nhàng, trong sáng. Từ một ngày đến bảy ngày, họ quên hết thế sự, kể cả gia đình. Lúc đó, chỉ một lòng thiết tha cầu đạo mới gặp được Ðức Vân.
Thiện Tài trong một tuần quyết tâm tìm thì Ðức Vân xuất hiện. Và với căn lành có sẵn, khi thấy Ngài đạo hạnh sáng ngời, chỉ trong khoảnh khắc, thân tâm Thiện Tài liền thanh tịnh. Người có căn lành tu dễ dàng, chỉ nhìn thấy là đắc đạo liền, vì đời trước đã từng tu, đã thực hiện các pháp lành của Phật, nên nay thấy quen thuộc. Giữa thầy và họ liền hợp nhau, thông nhau và baèng quyết tâm cầu giải thoát, chỉ trong chớp mắt tiếp nhận được sở đắc của thầy.
Văn Thù bảo Thiện Tài tìm Ðức Vân, nhằm nhắc nhở chúng ta sơ tâm học đạo cần phải tìm một danh Tăng, một người đức hạnh để nương theo. Ðoù là ý thức đầu tiên cần có, vì trên đường tu người sơ tâm mà gặp người phiền não thì nghiệp chướng trần lao phát sanh.
Ðức hạnh là việc quan trọng chính, trước nhất xuất gia phải nương tựa với người phước đức, ví như cây tùng không bị phong ba bão táp quật ngã. Bước đầu tu không giữ đức hạnh thì càng về sau, cuộc đời tu của chúng ta càng khó khăn vì bị người bươi móc tội lỗi.
Riêng tôi may mắn được cầu pháp với Hoà thượng Huê Nghiêm. Niềm tin của Hòa thượng đối với Phật rất cao và tấm lòng của Hòa thượng đối với đạo cũng hiếm người có được. Cách hành đạo của Hòa thượng tôi thấy rõ là Ngài không đòi hỏi bất cứ quyền lợi nào, chỉ mong được đền trả ơn Phật. Ngài sợ thời gian trôi qua mà đạo quả chưa thành nên lúc đại chúng ngủ, Hoà thượng vẫn tiếp tục lạy Phật, trì chú, khiến tôi sanh tâm kính trọng và cũng bắt chước nỗ lực công phu tu tập như Ngài. Nghĩa là tôi đã nương được với đức hạnh của Hoà thượng. Ngược lại, chúng ta theo vị thầy chỉ lo tham đắm thế gian thì rõ ràng đang tiến bước trên đường ác.
Ðể thâm nhập pháp giới, kinh Hoa Nghiêm đảo ngược thứ tự, theo đó thứ nhất tu chùa, thứ  nhì tu chợ, thứ ba mới tu nhà. Nói khác, vào chùa học đạo vô thượng của Như Lai xong, mới đem Phật pháp vào xã hội và sau cùng trở về hướng dẫn gia đình.
Bước đầu tìm cao Tăng học đạo, tìm người đức hạnh sánh bằng trời cao, tiêu biểu bằng hình ảnh Ðức Vân Tỳ kheo, để rèn luyện mình thành người đạo đức. Từ đây, phải làm theo tất cả phương tiện mà vị thiện tri thức dạy.
Ở giai đoạn này, phần lớn thiện tri thức dạy chúng ta tích tụ công đức, nên thay mọi người làm việc nặng nhọc không biết nhàm chán, mới là cầu đạo thật. Như Huệ Năng bửa củi, gánh nước, giã gạo, sau thành Tổ, thể hiện rõ nét gương sáng nhập pháp giới. Trái lại, chúng ta thấy phần lớn những người lánh nặng tìm nhẹ, thích làm việc nổi cho nhiều người biết, thì cuối cùng cuộc đời của họ cũng chẳng ra sao.
Tôi sớm ý thức sự quan trọng của việc tích lũy công đức trên bước đường tu, từ thuở ấu thơ mới vào đạo, đã siêng năng làm những việc nặng nhọc mà người khác thường chê bỏ, trốn tránh. Nhờ cực khổ công quả cho Phật lâu ngày, tích tụ thành công đức, giúp tôi thăng hoa cuộc sống đạo hạnh đến ngày nay.
Biết nương theo người đạo đức để tự sửa mình cho trong sạch, mới dễ tiến xa. Tôi thấy trên thực tế, có nhiều chùa vắng người ở, nhưng có Thầy lại kiếm không được chùa để ở. Chúng ta phải tự xem tại sao người không dung chứa mình. Theo ý tôi, rõ  ràng là tại ta không đức hạnh, xuất gia tu học không đúng pháp mới ra nông nổi ấy.
Thiết nghĩ lo tu bồi cội đức thì sau này có điều kiện tốt cho ta phát triển khả năng. Những người thiếu đức hạnh, dù giỏi cũng không dùng được. Việc tu hành trước tiên phải lo rèn luyện đức hạnh tốt khả dĩ thay Phật giáo hoá độ sanh.
Luyện mình thành người đức hạnh, tức ba nghiệp thuần hòa, chỉ quyết tâm làm đạo, việc bình thường khác không nghĩ đến và không làm. Một người có đức hạnh thật, chắc chắn người khác nhìn thấy phải có cảm tình ngay. Không đức hạnh, ăn nói bừa bãi, hiện tướng hung dữ, thì có năn nỉ, người ta cũng không cho mình ở, dù chùa còn phòng rộng thênh thang.
 Thuở nhỏ, tôi may mắn gặp quý Thầy thường nhắc nhở, dạy tôi phải làm những việc gì để thành người đức hạnh. Tôi vâng lời làm đúng vậy, đến đâu cũng được thương mến. Chỉ nhìn những gì tốt, hay, phải mà bắt chước theo. Tôi thấy những thầy khác thường phạm sai lầm vì chỉ biết những việc xấu của người, còn việc đáng làm, nên biết thì lại ở ngoài tai, không đụng đến. Nghe lời Thầy, tôi không maøng quan tâm đến việc lặt vặt của người khác, nỗ lực học kinh điển và sống hoà với đại chúng. Tôi công quả, làm được việc thì người mới cho ở và thương được. Tôi làm hương đăng thì trang hoàng bông trái đẹp đẽ, quét doïn sạch sẽ. Làm vệ sinh nhà cầu thì cũng siêng năng làm sạch không ai bằng. Thiết nghĩ chúng ta hiện hữu nơi nào đều cần thiết, lợi ích cho người; nói cách khác, có tài và đức tánh tốt, đó là đức hạnh.
                
2-  THIỆN TÀI ÐỒNG TỬ CẦU ÐẠO VỚI HẢI VÂN TỲ KHEO

Khởi đầu bước đường tu học, Văn Thù Bồ tát khuyên Thiện Tài lên núi cao tìm Ðức Vân Tỳ kheo để học giới đức, tu tạo đức hạnh. Lên núi cao hay nói khác là nâng đức hạnh ta cho cao, tức thành tựu việc làm lợi tha và ý niệm tốt nhờ nương tựa với người đức hạnh. Vì muốn xuất trần, phải tìm thượng sĩ. Không rèn luyện đạo đức, chúng ta cũng y như người đời. Thực tế, không ít giáo sư giảng hay, nhưng không ai theo vì họ thiếu đức hạnh, thiếu tư chất của người tu. Học đạo, tìm người đức độ thân cận, nhất định một thời gian sau, ta cũng trở thành người đạo hạnh.
Tìm được thầy có đạo đức để học hỏi rồi, khi vị này không có gì để dạy bảo nữa, thì nếu họ thương đạo, chắc chắn cũng khuyên ta nên tiếp tục con đường phát triển tri thức với một vị thầy khác. Sau đó, tiếp tục con đường tu bằng cách vào Phật học đường tìm tri thức, nhưng lúc naøo trong lòng ta cũng ghi đậm hình ảnh vị chân sư khả kính đã un đúc cho ta đức hạnh ở bước đường tu tập  ban đầu. Nhờ vậy, hành động, lời nói, ý tưởng của ta vẫn thể hiện đạo đức đã học được với Thầy. Song song với việc mở mang kiến thức, chúng ta vẫn giữ được tinh thần giải thoát và đạo hạnh trong cuộc sống thường nhật.
Theo tôi, những Tăng Ni vào trường học mà không có mẫu Thầy lý tưởng để tôn thờ, để nương tựa tâm linh, thì dù có tri thức, cũng khó tiến tu được. Tôi thấy nhiều người học rất giỏi, nhưng thiếu đức, thường sử dụng thủ đoạn, cuối cùng kết thúc cuộc đời thật bi thảm.
Thiện Tài học với Ðức Vân, rèn luyện thành tựu đức hạnh và đến đâu cũng thể hiện được việc tốt, thì Ðức Vân cho biết sở đắc của ông chỉ có chừng nấy, còn pháp Bồ tát thì vô lượng, Thiện Tài nên tiếp tục tham phương học đạo với vị Tỳ kheo Hải Vân.
 Thiện Tài đảnh lễ Ðức Vân taï từ ra đi về phương Nam đến nước Hải Môn tìm Hải Vân để biết thế nào là đạo Bồ tát và hành đạo Bồ tát như thế nào.
Giai đoạn hai, học với Hải Vân là học trí tuệ, sau khi đã hoàn tất việc học đạo đức ở giai đoạn đầu. Kinh ghi rằng Hải Vân tu bằng cách quán sát biển cả.
Quán sát biển rộng bao la và sâu thăm thẳm, tâm của Hải Vân  cũng trở thành rộng sâu, dung chứa được muôn loài. Từ  loài nhỏ nhất đến lớn nhất, hình dáng, sinh hoạt của chúng đều hoàn toàn khác nhau, nhưng đều dung hoà, sống yên ổn trong lòng Hải Vân.
Chúng ta sinh hoạt trong pháp hội đạo tràng ở nhân gian có người thiện, kẻ ác, đầu tiên chúng ta chỉ dung được người tốt, không thể thương người xấu. Bước theo gót chân của Thiện Tài đến học đạo với Hải Vân, chúng ta cũng tập nhìn biển cả để mở rộng lòng mình. Khi có những trận mưa to, nước nguồn khắp nơi đổ về, mà biển không đầy thêm; lúc không mưa, biển cũng không vơi đi. Từ đó, chúng ta luyện tâm bình đẳng, nhìn mọi loài, mọi người bằng ánh mắt dung thông và nỗ lực giúp đỡ những gì nằm trong tầm tay ta.
Ngoài ra, quán sát biển cả, thấy nhiều của báu nằm trong lòng biển. Phật dạy trong tâm người cũng có của báu, nếu biết khai thác thì sẽ đạt Thánh quả. Quan sát biển mênh mông, tâm chúng ta rộng theo, biển chứa nhiều của quý, tâm chúng ta dung chứa được nhiều người.
Ðó là pháp thứ hai của Bồ tát lần đi vào pháp giới. Hai vị thiện tri thức đầu tiên tiêu biểu bằng hình ảnh hai Tỳ kheo. Tỳ kheo là một trong 4 chúng đệ tử của Phật. Phật đã diệt độ, chúng ta không gặp Ngài thì trước tiên phải tìm vị Tăng cao thượng, có đức độ, có tâm hồn bao la dung chứa được muôn loài hữu tình.
 Hải Vân cho biết Ngài đứng ở bờ sanh tử thấy cuộc sống nhân sinh ở dạng như vậy, nhưng hành đạo phải vào cuộc đời để trắc nghiệm pháp đã học, thì Thiện Tài nên tìm Thiện Trụ Tỳ kheo. Giai đoạn hai học kinh luật với Hải Vân để phát triển tri thức và giai đoạn ba học với Thiện Trụ để ứng dụng trong cuộc sống tu hành.
3- THIỆN TÀI ÐỒNG TỬ CẦU ÐẠO VỚI THIỆN TRỤ TỲ KHEO

Nhờ học với Hải Vân là người thâm nhập Phật huệ, trí sâu như biển cả, Thiện Tài quán sát được mọi loài, phát tâm từ rộng lớn với tất cả chúng sanh. Từ đó, Như Lai xuất hiện, thọ học được với Như Lai, thành tựu được công đức hải, Thiện Tài đi về phương Nam, gặp Thiện Trụ Tỳ kheo đang đi kinh hành trong hư không.
Ði kinh hành trong hư không hay an trú pháp Không, lòng Thiện Trụ hoàn toàn thanh thản, không cố chấp, vướng mắc bất cứ điều gì. Vì khéo an trú trong Phật pháp như vậy, mới có danh xưng là Thiện Trụ. Ðối với người lòng không chấp trước thì sống ngay trong ngũ trược mà chẳng khác Niết bàn.
Với quá trình đã vượt qua hai chặng đường trước, sống với bát ngát của biển cả, lòng rộng như trời cao, đức hạnh bao trùm như mây phủ bầu trời. Từ đó, Thiện Tài mới nhẹ nhàng bỏ lại phía sau những tầm thường, nhơ bẩn của thế gian, thâm nhập Thiền quán, an trụ pháp Không, phiền não trần lao không làm hoen ố được. Ðiều này nhắc nhở chúng ta nếu chưa đạt được trí tuệ và thành tựu đức hạnh mà vào Thiền định thì chỉ là giả danh Thiền sư.
Tu tập Thiền quán tức vận dụng trí tuệ, hiểu biết của ta, nung nấu đến tâm thành trống không, đắc được pháp Không mà kinh diễn tả là Thiện Tài đến núi Lăng Già gặp Thiện Trụ. Kinh Lăng Già nói về pháp Tổng trì, tức đại định, tâm Không.
Với tâm Không, hoàn toàn an định, Thiện Tài mới diện kiến được Thiện Trụ đang kinh hành trong hư không và hiểu được pháp hành của vị thiện tri thức này. Ngược lại, nếu tâm còn kẹt những kiến thức bình thường bên ngoài, thì không theå nào gặp được Thiện Trụ.
Trước khi vào Thiền định, đã có phước đức, trí tuệ, vào định khỏi phải bận tâm lo việc ăn mặc chỗ ở hay các thứ lặt vặt khác. Trong Thiền định, chúng ta mới có thời gian quán sát lại Phật pháp đã học được. Chưa học mà tu, chỉ là tu mù, vì vào định lấy gì để suy tư, nếu chỉ suy tư việc thế gian là rơi vào tà định. Còn định để không biết gì là than nguội, cũi mục. Theo Trí Giả đại sư, phải chuẩn bị 25 phương tiện trươùc khi vào định và pháp thứ 26 là những gì ta học được với Hải Vân, nhờ đó không rơi vào cảnh giới ma.
Vào Thiền định rồi, cuộc sống không liên hệ với con người bình thường, sống hoàn toàn với nội tâm. Người ngoài không thể thấy được sinh hoạt nội giới ấy, nhưng việc đó mới thực sự quan trọng đối với người tu. Từ đó, đi lần vào thế giới tâm thức, Thiện Trụ dạy Thiện Tài tham quan thế giới chư Phật mười phương.
Tỳ kheo vào định, tập trung tư tưởng tạo thành linh giác đi khắp pháp giới, thấy được chư Phật hiện tiền và nghe được pháp âm Phật. Nhưng người ngoài thấy họ ngồi bất động, không đi, không tu, nhưng đó mới thật là đi, thật là tu. Thiện Trụ cho biết Ngài thấy rõ thế giới Phật. Mỗi một lần vào định là một lần tham quan pháp giới, nhưng tham quan bằng tâm thức, nên thực tại vẫn ngồi yên. Sau khi thâm nhập thế giới Phật, trở lại tham quan 6 đường chúng sanh xem chúng suy nghĩ và hành động như thế nào. Từ đó, thấy chúng sanh không theo hình tướng bên ngoài, nhưng thấy rõ căn tánh, hành nghiệp của chúng từ địa ngục A Tỳ đến Trời Hữu Ðảnh, mà chúng không hề hay biết có người gần gũi, sống cạnh chúng.
Ðó là việc làm của Thiện Trụ tuy ngồi một chỗ, sống trong đại định, nhưng tác động tỏa ra ảnh hưởng lợi lạc cho mọi loài. Tất cả hàm linh đều nhận được sự giáo hóa của Ngài. Chư Thiên, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, Long vương ... và các loài vô hình đều đến cúng dường Ngài.
Sau khi học thành tựu trí tuệ vô lậu với Hải Vân rồi, mới nhìn thấy pháp hành thực sự của Thiện Trụ Tỳ kheo. Nếu không có trí, nhìn chung chung sẽ thấy Thiện Trụ cũng giống như các Tỳ kheo khác. Quan sát bằng mắt huệ thì thấy không ai giống nhau, thấy Thiện Trụ chẳng làm gì, chỉ nhiếp tâm tu mà chư Thiên cung kính cúng dường, là đạo Bồ tát mà Hải Vân dạy Thiện Tài đến Thiện Trụ học cho được.
Chư Thiên vô hình, chúng ta không thấy, trừ khi phát huệ như Thiện Tài mới thấy. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu trên thực tế, chư Thiên tiêu biểu cho phước đức, được người giàu có nhất trong vùng thường đến cúng dường, không cần đi xin. Dạ Xoa, La Sát hung dữ , kỳ khôi nhất cũng trở thành hiền lành, hộ đạo đối với Thiện Trụ.
Trên tinh thần ấy, học đạo Bồ tát là phải học cho được pháp hành vô hành của Thiện Trụ, không cử thân động niệm, nhưng mọi việc đều thành tựu, sống nhẹ nhàng, thanh thản, giáo hoá chúng sanh mà không hề bị chúng mê hoặc hay làm trở ngại việc hành Bồ tát đạo.
Thiện Tài gặp Ðức Vân, Hải Vân và Thiện Trụ Tỳ kheo tiêu biểu cho ba việc làm kiểu mẫu của người xuất gia, thành tựu đạo đức, tri thức và pháp vô vi nhơn phục. Rèn luyện được ba  mẫu này rồi, mới có đủ tư cách dấn thân vào đời độ sanh, đến học với vị thieän tri thức thứ tư là Di Già.

4- THIỆN TÀI ÐỒNG TỬ CẦU ÐẠO VỚI DI GIÀ

Trên lộ trình cầu đạo, Thiện Tài đồng tử gặp Tỳ kheo Ðức Vân, Hải Vân và Thiện Trụ, hay đó là 3 giai đoạn tu cần thiết cho bất cứ ai muốn hành Bồ tát đạo.
Có thể hiểu ở giai đoạn thứ nhất, chúng ta gặp người đức hạnh quá lớn nên cảm đức mà nghiệp trần lao của ta tự  mất, phát tâm tu và tự rèn luyện đức hạnh đến khi thành tựu, ở thêm cũng không lợi ích.
Chúng ta cầu phát huy trí tuệ ở giai đoạn hai, gặp được Hải Vân Tỳ kheo, tiêu biểu cho hiểu biết rộng như biển cả, giải được tất cả thắc mắc cho ta. Và bước thứ ba, chúng ta học nhiều, nhưng không giao động, là nhờ gặp Thiện Trụ Tỳ kheo an tâm.
 Tâm Thiện Tài ổn định rồi, Thiện Trụ mới khuyên đi về phương Nam, đến tụ lạc là chợ trời, tìm gặp ông Di Già để biết rõ đạo hạnh của Bồ tát.
Di Già buôn bán ở chợ, nơi đó người buôn bán hơn thua, có đủ loại ngôn ngữ. Trên bước đường tu, nếu không học Thiện Trụ thì những thứ xấu ác này sẽ làm ta phát sanh phiền não và thối tâm bồ đề.
Ý này rất quan trọng. Gặp Thiện Trụ xây dựng cho ta tâm kiên cố, từ đó bước chân vào cuộc đời dù gặp nhiều cám dỗ, chúng ta vẫn không bị ô nhiễm. Trí chưa sâu, tâm chưa an định, đức hạnh không có mà vào đời độ sanh thì chưa độ được ai, đã tan thân mất mạng. Vì tâm chưa ổn, gặp việc cuống cuồng, sân si; không đức hạnh thì bị người xem thường, đánh chết; không trí khôn thì bị người lường gạt.
Ở chùa, trang bị được tâm an định, trí tuệ cao và đức hạnh lớn. Ðầy đủ ba tư cách này mới dấn thân vào đời, đi vào chợ, gặp ngay Di Già là Bồ tát hành đạo ở chợ với tâm hoàn toàn thanh thoát.
Ta ẩn tu ở núi, chưa thực sự giải thoát. Ðức Phật dạy giải thoát thực sự là giải thoát ngay trong cuộc đời. Ðức Phật không dạy chúng ta thành người gỗ đá, nhưng luyện chúng ta thành người cứu đời, làm lợi ích cho người.
Thiện Tài quan sát thấy Di Già buôn bán ở chợ nhưng không giống bất cứ người buôn bán nào ở trần thế. Ðó là điều quan trọng khi chúng ta tìm bạn, tìm được người ở trong đời nhưng có hành động, ngôn ngữ, cuộc sống khác đời, cao quý hơn đời. Người buôn bán tốt, có đạo tâm khác với người đời buôn bán chụp giựt.
Thiện Tài vào học đạo với Di Già, quan sát thấy ông buôn bán giao dịch đã lâu mà phẩm chất Phật tử vẫn còn. Ông nhận thấy nơi Di Già cái gì cũng hay. Bên ngoài ông buôn bán bình thường, nhưng nội tâm hoàn toàn thanh tịnh. Trước ở chùa thanh tịnh là điều bình thươøng. Nay tiếp xúc với đời, tâm vẫn bình thản, khác với người ở chùa mà tâm ở chợ.
Bồ tát ở chùa thì tâm cũng ở chùa, vào chợ tâm vẫn ở chùa. Tâm hoàn toàn không thay đổi, lắng yên và hành sử không phạm sai lầm. Ðó là điều khó trên đường tu chuyển từ Thanh văn sang Bồ tát. Thật vậy, ta sống trên đời nhưng giữ tâm trụ lại thường dễ bị khờ, không nghĩ gì đến đời thì không biết đời. Tuy nhiên, Di Già dạy đồng tử Thiện Tài trụ tâm một chỗ, không kẹt pháp, nhưng vẫn thấy pháp một cách chính xác.
Từ đó, Thiện Tài bước vào chợ nhằm mục tiêu hướng thiện cho người. Ông làm hạt nhân tốt ảnh hưởng cho người tốt theo. Người buôn bán với ông dần dần trở thành ngay thẳng, lương thiện.
Thiện Tài không biết Di Già làm cách nào mà được như vậy. Di Già cho biết nhờ vào chợ mới đạt được Ðà la ni, có sự phản ảnh tốt xấu, động tịnh trong chợ giúp ông phát hiện được pháp aáy. Nghĩa là ông nhìn cuộc đời, hiểu được người, biết được họ muốn gì và biết cả cách hành xử của họ. Ý này nhắc chúng ta vào đời cần phải biết rõ về người là điều quan trọng nhất. Vì biết được tánh và phản ứng của người, chúng ta mới cảm hoá được họ, chuyển họ thành người tốt.
Giai đoạn ở chợ chạm với thực tế, là chỗ tranh giành, dối trá, lường gạt, gây gỗ... Tất cả xấu ác này đập vô mắt, vô tâm, Di Già lấy đó làm đối tươïng hành Bồ tát đạo. Gặp người ương ngạnh, ông dùng lời êm dịu; ở chợ đầy tham sân phiền não thì ông luyện được tâm thuần từ nhất; đụng chạm với cuộc đời quá khắc nghiệt mà  ông thành tựu được pháp ái ngữ. Chỉ có Di Già giải quyết được việc nhờ trí sáng suốt, lời nói êm tai mát lòng phát xuất từ tâm thương người, độ người, không phải lời nói ngọt trên đầu môi chót lưỡi. Luyện tánh này đến điểm cao nhất, chứng được Ðà la ni, ai trông thấy ông đều hoan hỷ, đều vâng theo lời chỉ dạy, dù người hung hăng mấy cũng trở nên hiền lành với ông.
Tu ở chùa gặp việc tốt, bình ổn là điều bình thường, nhưng đi vào chợ thì hoàn toàn khác hẳn. Di Già ở chợ buôn bán, không phải để kiếm ăn nhưng vì đạo là việc chính yếu của Bồ tát. Nghĩa là đối với Bồ tát, chơn đế và tục đế đều dung thông. Ở tục đế thì đời muôn mặt, nhưng người hành đạo phải hoàn toàn thanh thản, không vươùng bận gì. Trên tinh thần ấy, đối với người tu tiểu thừa, Phật dạy người tu không được liên hệ đến chính trị, buôn bán. Nhưng với người theo Ðại thừa, hành Bồ tát đạo, Phật cho phép làm tất cả, nhưng phải giữ được tâm hồn giải thoát.
Tiếp xúc cuộc đời, chúng ta biết tất cả mánh khoé của đời, không ai lừa được. Nhờ giai đoạn trước đã học, tu có trí tuệ, chúng ta thấy được cạm bẫy và dạy cho người tránh khỏi. Ðó là mẫu Di Già mà kinh Hoa Nghiêm đưa ra cho những ai muốn dấn thân vào đời hành đạo.
Di Già thấy Thiện Tài đến vội vàng đảnh lễ Thiện Tài 3 lạy và mang những kinh nghiệm sở đắc nói cho Thiện Tài. Ðiều này cho thấy khi chúng ta tu hạnh Thanh Văn, tự  rèn luyện thành người cao cả, trí tuệ rộng lớn, không nhiễm trước. Sau đó, bước vào đời chẳng những không bị hại mà còn gặp người đối xử tốt hơn. Di Già lấy hải ngạn chiên đàn dâng cúng Thiện Tài, cũng có nghĩa là nhập được pháp giới, tất cả đều biến thành Phật quốc.

5- THIỆN TÀI ÐỒNG TỬ CẦU ÐẠO VỚI TRƯỞNG GIẢ GIẢI THOÁT

Di Già dạy Thiện Tài nên học thêm nhiều lãnh vực sống khác, như ở phương Nam có tụ lạc Trúc Lâm, nơi đó Trưởng giả Giải Thoát sinh sống. Oâng có một sự nghiệp rất lớn, giàu có nhưng không hề quan tâm đến mà tài sản vẫn không bị mất mát.
Chúng ta thường thấy có 3 hạng người giàu có ở thế gian. Hạng thứ nhất do lừa đảo mà giàu, thì ngày trước sống sang trọng như ông hoàng, ngày sau vô nhà đá. Trong thoáng chốc, sự nghiệp tan như mây khói. Phật tử không nên làm giàu theo kiểu ấy. Việc tạo của cải, phước báo theo Phật đòi hỏi chúng ta phải có đức tánh chân thật, mới có thể tiến xa lâu dài được. Người xưa thường nói chỉ có thể lừa được một người, không lừa được tất cả, lừa được một lần, nhưng không lừa được suốt đời. Tôi có một người bạn giỏi, khôn, nhưng không lừa được ai nữa vì tướng lừa đảo đã hiện rõ. Hạng thứ hai giàu có là do sức lao động tay chân và trí óc của họ. Tuy nhiên, ráng sức tạo được sự nghiệp thì mệt hết hơi, mắt mờ, tóc rụng. Nhìn thấy cách làm giàu theo kiểu suốt đời làm tôi mọi cho vật chất, chúng ta cũng khiếp sợ. Kinh Dược sư nhắc những người đã chết, bỏn xẻn lo giữ của cải, phải sám hối những lỗi lầm ấy để nhẹ nhàng đi đầu thai.
Loại người kiểu mẫu giàu có mà Phật đưa ra cho các Bồ tát là trưởng giả Giải Thoát. Theo Phật, tu được phước, tạo được đức thì phước đức đó quyết định cuộc sống nghèo giàu của chúng ta. Và chỉ có phước đức mới gắn liền với linh hoàn chúng ta, chúng ta đi đến đâu thì phước đức đi theo đó.
Ðức Phật chia ra 5 loại phước mà chúng ta nên tạo. Phước thứ nhất, sống trên cuộc đời không gì tốt hơn là tâm được an vui. Các Tỳ kheo không có tiền của nhưng là người hạnh phúc nhất vì tâm giải thoát an vui, chẳng khởi tham muốn gì.
Phước thứ nhất, tâm chúng ta luôn thanh thản, không phải tính lo gì. Tuy nhiên, người không biết lo, không biết tính, chẳng có sự nghiệp gì, đó không phaûi là mẫu trưởng giả của Phật dạy cho Bồ tát. Trưởng giả theo Phật, tâm không lo, nhưng nắm trong tay cả một cơ nghiệp lớn lao, tốt đẹp.
Từ khởi điểm phước báo là tâm thanh thản, có được phước thứ hai là thân khoẻ mạnh. Tâm thanh thản và thân khoẻ là nội tài hay hạt nhân đưa ta đến chân hạnh phúc Niết bàn.
Ðược hai phước này, chúng ta vào đời sẽ có bạn tốt. Tôi thấy rõ điều này, người khó tánh thì ít ai dám kết bạn. Người hiền lành, rộng lượng mới có nhiều bạn tốt, làm được nhiều việc. Hoặc tuy nghèo nhưng có được bạn tốt cũng làm được việc. Phước kế tiếp là có được của cải và nhận thức không sai lầm.
Trưởng giả Giải Thoát giàu có không phải do lừa dối, chụp giựt. Ông là người có phước, đầy đủ 5 điều : tâm an, thân khoẻ, bạn đối xử tốt, tiền của dùng không hết và quyết định đúng đắn. Từ đó, của cải tự tìm đến ông.
Nhưng nếu hết phước, 5 thứ này tự ra đi, ta thường nói hoạ lai thành ám. Hoạ đến thì trí không còn thông minh, quyết định sai lầm, thường được kinh diễn tả là hoa trên đầu chư thiên bị héo tàn. Vì quyết đoán sai, tài sản bị mất thì người cộng tác cũng sa vào nghèo đói, bất mãn chống đối, ta phải đối phó, sanh tâm buồn bực, đau khổ đến ngã bịnh và chết.
Cuộc đời tốt đẹp, đi lên cũng từ 5 phước trên và xuống dốc, mất đi cũng theo hướng đó. Chúng ta nhìn cuộc đời mình và người như vậy mà rút ra kinh nghiệm sống. Thiện Tài nhìn thấy cách sống của trưởng giả Giải Thoát làm giàu nhờ phước báo, mọi việc của trưởng giả đều có người lo liệu, làm thay tất cả. Oâng thật an nhàn, không phải làm gì mà vẫn thành công.
Dưới mắt của người thường thấy trưởng giả Giải Thoát không làm gì. Nhưng Thiện Tài nhờ Di Già khai ngộ thấy trưởng giả không làm bên ngoài, nhưng thật làm bên trong. Việc làm trong nội tâm mới quan trọng hơn. Thiện Tài thấy trưởng giả Giải Thoát dưới 3 dạng : trí tuệ, phước đức và lòng tốt. Ông làm việc bằng 3 nội tài ấy, không giống người đời, mới là Bồ tát. Ðiều này gợi cho chúng ta nên nhìn người qua phước đức, trí tuệ, tấm lòng của họ, nếu mất những thứ này sẽ mất tất cả.
Phước nhiều đời mà ta đã khổ công tạo nên, đời này ta mới có đủ 5 phước thì phải gìn giữ. Giữ phước dưới dạng tu hành. Kinh nói rằng trong nội tâm, Trưởng giả Giải Thoát thường suy nghĩ về thế giới Phật. Ông nuôi phước đức, trí tuệ bằng cách nay thấy thế giới Phật, mai nghe Phật thuyết pháp, ngày nọ thấy Ðức Phật khác.
Có thể hiểu rằng trưởng giả tu hành, đọc tụng kinh điển, hình dung được thế giới Phật, nhận chân được chân lý Phật dạy thì trí tuệ sanh, bắt đầu có cái nhìn gần giống Phật. Trí sanh nên nhận thức cuộc đời không còn lỗi lầm sai trái, làm sao sự nghiệp sụp đổ được. Nhờ tiếp cận chư Phật, luôn nghe pháp Phật nên hiểu biết tăng; trở lại cuộc đời thì ông là Phật, không ai hơn được ông. Từ đó, trưởng giả Giải Thoát không phải đối phó, nhưng không ai dám tranh chấp với ông. Vì bằng trí tuệ nhìn thấy căn tánh của người, chỉ một khởi niệm thay đổi trong lòng họ là ông đã nhận ra và ngăn chận được hành động xấu. Học Phật, nghe pháp để nhìn cuộc đời thấy chính xác, càng chính xác càng quý, giúp chúng ta bảo vệ được tất cả.
Giải Thoát trưởng giả cho Thiện Tài biết sở dĩ người thấy ông không làm vì những chuyện không đáng làm, ông chẳng làm. Việc đáng làm là tiếp cận chư Phật mười phương để học trí tuệ Phật và dùng trí tuệ đó lãnh đạo việc thế gian thì ông đã hoàn thành. Lãnh đạo theo Phật khác với thế gian; tuy sống nhàn hạ, nhưng hành động đạt được kết quả chính xác, không ai có thể che dấu, lường gạt được là mẫu hành đạo của trưởng giả Giải Thoát.
Trưởng giả nhờ Phật hộ niệm, quyết định sáng suốt, thành công mọi mặt mà vẫn coi như không, xem là huyễn hoá, không để tâm tham chấp sự vật, người đời tưởng ông không làm. Trên bước đường tu, nhìn gương trưởng giả, chúng ta tu sao để được Phật hộ niệm, mới có được quyết đoán đúng đắn, dần dần thành công, tạo thêm những phước báo khác. Phước đức có thì sanh ở đâu, của cải tự tìm đến với ta.
Hình ảnh Giải Thoát trưởng giả là mẫu người lãnh đạo ung dung tự tại theo kinh Hoa Nghiêm ngầm chỉ cho nhân vật sống thật là ông Cấp Cô Ðộc, một vị trưởng giả nổi tiếng hộ đạo thời Phật tại thế. Bề ngoài thấy Cấp Cô Ðộc không quan tâm đeán công việc, chỉ dành thì giờ nghe Phật thuyết pháp, dốc cả tài sản để cúng dường mà phước báo vẫn tăng trưởng, của cải không bị cạn kiệt. Giải Thoát trưởng giả không làm giống như Cấp Cô Ðộc nhưng kết quả hành sử thì giống nhau.
Thật vậy, Giải Thoát trưởng giả sống trong thiền định, không để ý đến bên ngoài, nhưng ông thấy được thế giới Phật mười phương, thấy tâm niệm của người làm việc cho ông, không ai qua mắt ông được. Ông không tiếp xúc, ràng buộc người, tâm thanh tịnh của ông tác động cho người tự phát tâm đến làm. Ông chỉ ở trong thiền thất, không quản lý, cũng không có người quản lý dùm, vậy mà công việc vẫn thành tựu tốt đẹp.
Người Nhật chịu ảnh hưởng kinh Hoa Nghiêm, các xí nghiệp thường áp dụng cách sinh hoạt như vậy. Họ đúc tượng Phật bằng đồng lớn nhất thế giới cũng mang tinh thần này. Nghĩa là người lãnh đạo ung dung, nhưng có lực chi phối vô hình. Bên ngoài không tiếp xúc mà thực sự tâm yên tĩnh của họ đến với tất cả người quen biết. Ðó là lãnh đạo ở dạng tinh thần, tâm rất linh hoạt, đồng một lúc chi phối được tất cả người liên hệ, trong khi hành sử theo vọng động thì chỉ chi phối được một người, không thể ảnh hưởng hai người đồng một lúc. Trong thiền định, một niệm tâm có sức linh hoạt truyền đến tất cả người, như Ðức Phật nói trong yên lặng với vô số người, chẳng những trong hiện tại mà cả  quá khứ và trong tương lai. Chính điều kỳ diệu của vô tác diệu lực là pháp Phật muốn dạy Bồ tát trong kinh Hoa Nghiêm.
Thiện Tài đồng tử thấy được đời sống tâm linh của trưởng giả Giải Thoát, vì đồng tử cũng có đời sống tâm linh như vậy và cũng nhờ Thiện Tài học đạo với các vị chân tu, qua kinh nghiệm của Di Già dạy nhìn về chiều sâu của linh giác. Nhờ vậy, Thiện Tài và trưởng giả Giải Thoát hiểu nhau qua tâm linh. Trưởng giả không nói gì, nhưng Thiện Tài nhận được tiếng nói truyền thông qua tâm, cho biết trưởng giả đang tham quan học đạo với mười phương Phật và đem về áp dụng cho người liên hệ. Ðó là cách lãnh đạo theo tinh thaàn Ðại thừa, không tổ chức mà thật là tổ chức tốt, vì việc đâu vào đó một cách nhẹ nhàng, không ép buộc hay mua chuộc người.
Thiện Tài học được pháp lãnh đạo của Giải Thoát trưởng giả trong Thiền định xong, ông khuyên Thiện Tài nên đến cầu học với Hải Tràng Tỳ kheo, vì Thiện Tài thông minh có thể tiến xa hơn. Ðiều này rất quan trọng đối với Ðại thừa Phật giáo, dạy người để giúp họ đi lên, không phải để bắt họ lệ thuộc ta. Học Phật, cần nhớ tinh thần ấy. Ðừng nghĩ chúng ta giúp người thì ta và họ gắn bó nhau, không được tách rời. Không dạy người để nô lệ hoá họ, bắt họ kế nghiệp ta. Phật dạy khác, giúp được người theo yêu cầu của họ rôài, chúng ta không bận tâm nữa. Họ tiếp tục con đường của họ, việc của họ, đừng bắt buộc người theo ta.
Thật vậy, các vị Thầy của Thiện Tài từ bước khởi đầu là Văn Thù Sư Lợi Bồ tát cho đến Hải Vân, Ðức Vân, Thiện Trụ, Di Già, Giải Thoát trưởng giả và các vị kế tiếp sau nữa, không có người nào muốn giữ chân Thiện Tài và đều bảo Thiện Tài tiếp tục con đường riêng, đừng làm việc của họ.

 Chương 1 >>2>>3>>4>>5>>6
Share this article :
 
Chủ nhiệm: HT. Thích Trí Quảng - Biên tập: Thích Nguyên Hạnh - Thiết kế: Trí Lưu
Email: daotrangphaphoa.vn@gmail.com - nguyenhanhvnn@gmail.com
www.ChuaPhoQuangTanBinh.com
DMCA.com