Con người ai cũng muốn khỏe mạnh không bệnh hoặc ít bệnh, nhưng không ai tránh khỏi hiểm họa nầy. Bác sĩ, Y tá được đào luyện, bệnh viện được xây cất, y dược được chế biến cũng nhằm phục vụ sức khoẻ con người. Nhưng bệnh viện không phải là nơi miễn phí mà bệnh nhân luôn luôn được tự do đến đó, và thuốc cũng không phải là thần dược trị được bá bệnh và an toàn không bị phản ứng phụ Hơn hai ngàn năm tôn giáo Đông phương có một loại thần dược vô giá không tốn tiền mà nhiều người chưa biết đến, hoặc có biết, có nghe nhưng không chứng minh được lợi ích của loại “thuốc” nầy. Loại thần dược đó là THIỀN.
Khoảng 50 năm qua, nhiều bệnh viện và bác sĩ người Âu không những dùng Thiền để chữa trị bệnh tâm thần mà còn chữa nhiều loại bệnh khác, ngay cả bệnh AIDS (bệnh Sida), bệnh ung thư… Dưới đây sẽ dẫn chứng mười thứ bệnh căn bản được điều trị bằng thiền bởi bệnh viện và y giới trên thế giới.
1. Bệnh tim (Heart disease):
Nguyên nhân chính là do chế độ ăn uống. Thức ăn có quá nhiều mỡ, dầu, muối, quá nhiều thịt và cá nhưng ít rau quả. Về tinh thần thì vì quá lo âu phiền muộn và hay nóng nảy giận hờn. Chế độ ăn uống và tinh thần bất ổn là hai nguyên nhân chính tạo ra nhiều thứ bệnh nhất là bệnh tim. Bác sĩ Dean Ornish viết nhiều tác phẩm trình bày cách chữa bệnh tim như cuốn “Dr. Dean Ornish’s Program for Reversing Heart Disease” (Chương trình phục hồi bệnh tim của Bác sĩ Dean Ornish).
Hơn 10 năm trước đây một bài trên Nhật báo Los Angeles Times cho biết, BS Dean Ornish chữa những bệnh tim hiểm nghèo cần phải mổ, nhưng ông không mổ mà chỉ áp dụng ba phương pháp là cho bệnh nhân ăn chay, tập thể dục và ngồi thiền. Kết quả đạt 85%. Các hãng bảo hiểm sức khỏe lớn như Blue Cross, Blue Shield, Mutual of Omaha tài trợ cho mỗi người bệnh 3.500 Mỹ kim để chữa bệnh tim theo phương pháp nầy.Bác sĩ Herbert Benson và các đồng nghiệp của ông làm việc trong các phòng thí nghiệm và giảng dạy tại đại học y khoa Harvard (Mỹ), thường khuyến khích thực hành lối THƯ GI Ãn để chữa bệnh. Trong cuốn sách có tựa đề “Kết quả việc thư giãn” (The Relaxation Response) chứng minh rằng một người ngồi thiền từ 10 đến 20 phút mỗi lần, ngày hai lần là có thể chữa trị được các chứng bệnh về tim, cao áp huyết, đau nhức kinh niên, mất ngủ thường trực và nhiều loại tâm và thân bệnh khác. Các bệnh nầy sinh ra do tình trạng căng thẳng nơi những con người quá ham muốn; ham giàu, ham quyền, ham của.
2. Viêm gan (Hepatitis)
Ba loại vi khuẩn gây viêm gan là Hepatitis A, B và C. Loại A không nguy hiểm nhưng hai loại kia rất đáng ngại. Nguyên do của bệnh gan được khoa học khám phá là do tình trạng căng thẳng tinh thần làm gan tiết ra kháng chất để đối trị và làm cho hệ thống miễm dịch của gan yếu dần rồi dẫn đến tình trạng viêm gan.
Trong bài viết nhan đề “Tại sao Thiền có thể giúp chữa trị bệnh gan loại C” (Why Meditation May Help Hepatitis C ) trên trang web (http://www. hepatitis- central.com/ mt/archives/ 2008/10/why_ meditation. html), tác giả Nicole Cutler đã giải thích làm sao thiển lại ngăn chặn được viêm gan C..
3. BAO TỬ, TIÊU HÓA (Stomach, Digestion):
Bệnh bao tử có nhiều chứng như loét bao tử, bao tử có nhiều acid, ăn khó tiêu…Cách chữa trị bằng thuốc Nam là uống bột nghệ đen, hoặc Âu dược như Tums, antacid / calcium supplement. Về chứng khó tiêu hóa thì nhiều bác sĩ quốc tế áp dụng phương pháp THIỀN như thông tin dưới đây cho biết
.
“Thiền mang lại những lợi ích cho con người tr ên khắp thế giới, vì thiền làm giảm căng thẳng (stress)giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng. Những kỹ thuật về thiền giúp sự tiêu hóa, được đón nhận nồng nhiệt bởi các chuyên gia y tế toàn cầu, vì hằng ngàn kết quả thành công đãđược công bố…”
4. Bệnh phổi (Lung Disease)
Bệnh phỗi có nhiều loại như ung thư phổi, suyễn và lao phổi(tuberculosis)
Việc chữa trị bệnh lao phổi cần có bác sĩ chuyên khoa cho chích thuốc trụ sinh.
Mới đây vào tháng 12 năm 2009, các đại học Leicester và Nothingham đã khám phá ra năm biến thể di truyền (genetic variants) liên hệ đến sự lành mạnh của phổi người (human lung). Nghiên cứu đã được thực hiện với sự hợp tác của 96 nhà khoa học thuộc 63 trung tâm nghiên cứu tại Âu châu và Úc châu, và đã chiếu rọi một tia sáng mới lên nển tảng phân tử của bệnh phổi. Khám phá mới nầy hy vọng sẽ dẫn đến một phượng cách chữa trị tốt hơn cho các các bệnh phổi như chứng tắc nghẽn phổi kinh niên (Chronic Obstructive Pulmonary Disease) và bệnh suyễn (ashma)”.
Bệnh suyển do khí quản bị viêm, làm bệnh nhân khó thở, cổ bị khò khè, ngộp thở, buồng ngực có cảm giác chật lại và phổi giảm hoạt động. Suyển không chỉ xãy ra cho người lớn mà cho mọi lứa tuổi. Ngày nay, nhiều người dùng Thiền không những để giảm căng thẳng, lo âu, phiền muộn để hạ áp huyết, hồi phục giấc ngủ, tiêu hóa dễ dàng… mà còn giảm bớt bệnh suyễn, sống đời vui vẻ hạnh phúc.
Tuần báo “The New York Times” số ra ngày14.8.2003 đã có bài viết nhan đề “Phải chăng đạo Phật là tốt cho sức khỏe?” (Is Buddhism Good for Your Health?) đại cương như sau
“….Thiền Phật giáo không những ảnh hưởng đến những cảm xúc mà còn đặc biệt cho cơ thể nữa. Thiền cũng có thể áp dụng cho những người không phải Phật tử để giảm căng thẳng, giảm buồn chán, phát triển những điều tốt cũng như tăng cường hệ miễn dịch. Sức mạnh của tinh thần (mind) ảnh hưởng ra sao đến hoạt dộng của cơ thể là điều mà các khoa học gia quan tâm, đặc biệt là sự kểt nối giữa các hệ thần kinh, miễn dịch và nội tiết…”
Đoạn văn trên, một lần nữa, cho thấy tâm (mind) ảnh hưỡng rất nhiều đến thân (body), đặc biệt là tăng cường hệ miễn dịch nhằm bảo vệ các tế bào trong cơ thể, tăng sức khỏe chống bệnh tật. Và thiền giúp con người có được khả năng đó.
Các em người Phi châu trong một khóa thiền
5. Thận (KIDNEYS)
Bệnh thận có nhiều loại sạn thận. Cách chữa là giải phẫu hoặc dùng Âu dược. Một trong những loại thuốc hiệu nghiệm thông thường là Pipérazine (thuốc Pháp), thuốc nầy có thể làm cho sạn vỡ và ra theo đường tiểu. Ngày nay, theo lối tân tiến, y khoa dùng phương pháp bắn sạn bằng tia laser.
Thận cũng thường dễ bị suy yếu nếu người bị tiểu đường. Thận yếu hoặc bị bệnh sẽ tạo nên tình trạng hiếm muộn, gia đình thiếu hạnh phúc
Trong cuốn sách “Hiệu quảcũa Thư dãn “( The Relaxation Response) bác sĩ Benson thuộc Đại học Harvard đã giới thiệu khái niệm về thiền cho nhiều người Mỹ. Ông viết rằng “ thiền có thể chữa được nhiều thứ bệnh như ung thư, vì thiền giúp bệnh nhân giảm căng thẳng, gia tăng sức đề kháng chống ung thư và biết cách điều tiết cuộc sống”. Ông tìm thấy, buồn, chán nản, cô đơn và tuyệt vọng, những điều kiện về tâm lý thường thấy nơi những người tây phương--- có thể được thuyên giảm nhờ thiền. Một phần của sự giảm căng thẳng sẽ giúp cải thiện các bệnh tim và cao áp huyết. Nhưng điều thú vị nhất là thiền có thể giúp chữa bệnh hiếm muộn, khó có con. BS Benson nói những người hiếm muộn là vì họ buồn, lo và nóng nảy giận hờn, nên khi hành thiền đều đặn họ sẽ trở nên khỏe và mạnh, nhiều phấn khởi và dễ có con. Thiền mà BS Benson đề cập, với những kết quả tốt như đã nói, là thiền thở và thiền chú. Lặp lại nhiều lần câu thần chú sẽ mang lại an bình. BS Benson cho rằng thiền minh sát (insight meditation) có thể là tốt nhất
6. HIV (Sida) (Human immunodeficiency virus)
.
HIV (Human immunodeficiency virus) là một loại vi khuẩn lentivirus thuộc nhóm retrovirus, chúng tàn phá hệ thống miễn dịch (acquired immunodeficiency syndrome: AIDS) làm cho cơ thể dễ bị nhiễm trùng vì vi khuẫn HIV giết dần bạch huyết cầu CD4+T (a type of white blood cell or leukocyte). Những người căng thẳng thần kinh cũng dễ làm cho nhóm bạch huyết cầu CD4+T nầy bị suy giảm; làm tăng gia tốc độ phá hoại hệ miễn dịch. Loại vi khuẩn nầy lan truyền qua bốn đường: đường máu, đường sinh dục, sữa người mẹ và kim chích
Tháng 7.2008 đại học UCLA có cuộc thí nghiệm của Giáo sư Tiến sĩ Jon Kabat-Zinn về chữa trị bệnh AIDS, chương trình 8 tuần “Thiền Chánh niệm Giảm căng thẳng MBSR (Mindfulness- Based Stress Reduction). Trung bình, người ngồi thiền có số lượng bạch huyết cầu CD4+T tăng lên 20, còn người không ngồi thiền bị sụt giảm mất 185 CD4+T*. Với kết quả nầy cho thấy Thiền Chánh niệm (Mindfulness Meditation) làm gia tăng bạch huyết cầu CD4+T; là loại bạch huyết cầu có khả năng làm chậm hay chận đứng sự phát triển của bệnh AIDS.
7. Ung thư (Cancer)
Nguyên nhân của ung thư là do một nhóm tế bào bộc phát bất bình thường vượt quá giới hạn, xâm nhập phá hủy các mô kế cận và lan truyền đến những nơi khác của cơ thể tạo thành các ung bướu (tumors)
Bác sĩ phân tâm học, Ainslie Meares, công bố những nghiên cứu liên tục trong các năm 1960 với tựa đề Giảm bệnh không cần thuốc (Relief Without Drugs). Trong bản công bố ông ghi lại những kỹ thuật thiền đơn giản (từ Ấn giáo, vì có lẽ ông chưa biết thiền Phật Giáo, HQ), là các phương cách hữu hiệu có khả năng chữa trị các bệnh lo âu, sợ hải, giảm căng thẳng và đau nhức thường trực làm cho cơ thể hoạt đồng bình thường, hệ miễn dịch tăng trưởng giúp bệnh nhân ung thư thư giản, thoải mái, bớt bệnh.
Khoa học gia Jon Kabat-Zinn, tại đại học UCLA, Los Angeles, California, cũng sử dụng thiền chánh niệm trong chương trình Thiền thư dãn MBSR (Mindfulness- Based Stress Reduction) để trị bệnh ung thư. Một thí nghiệm 90 bệnh nhân được công bố cho thấy 31% giảm được sư căng thẳng buồn lo và 67% giảm tâm tính bất thường làm gia tăng sức đề kháng của hệ miễn dịch, giúp bệnh ung thư thuyên giảm.
8. Viêm đa khớp dạng thấp (Rhumatoid Arthritis)
Bệnh viêm khớp (Arthrititis) là một loại bệnh kinh niên, có thể gây viêm cho một hay nhiều khớp. Các triệu chứng như sau : chỗ khớp bị đau, bịsưng, hoặc bị cứng đặc biệt vào buổi sáng; da xung quanh khớp bị đỏ, bị nóng ; bệnh nhân khó di chuyển. Có trên 100 loại viêm khớp khác nhau”.
Cách chữa trị ngày nay là dùng thuốc, châm cứu, đấm bóp. Nhưng có nhiều thứ thuốc gây phản ứng phụ như mòn xương, hại thận…
Nhiều nhà khoa học cũng đã thí nghiệm và khám phá ra một loại trị liệu rất công hiệu, mà nhiều người trong nhà Phật đã áp dụng hơn hai ngàn năm qua, đó là Thiền. Thiền giúp người bệnh thoải mái, vui vẻ, an lạc, yêu đời nên tránh được rất nhiều thứ bệnh.
9. Bừng nóng vào thởi kỳ mãn kinh (Hot Flashes)
Cơn bừng nóng xẩy ra cho phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh do kích thích tố estrogen bị giảm lúc lớn tuổi gây mệt mỏi, chán nản, mất ngủ, ra mồ hôi, nhức đầu, buồn nôn, mặt cổ ngực bị đỏ và có cảm giác nóng hoặc máu chạy rân trong người. Bệnh có thể kéo dài nhiều năm. Tây y chữa bằng phép trị liệu thay thế chất hormone (Hormone Replacement Therapy). Ngày nay khoa học sử dụng thiền Quán niệm, hoặc thiền Chánh niệm làm cho bệnh nhân cảm thấy giảm căng thẳng buồn phiền và cảm thấy yêu đời, quên luôn bệnh tật.
10. Tiểu đưởng (Diabetes)
Tiểu đường thường xẩy ra ở những người mập (không hạn định tuổi tác), ít hoạt động và ăn nhiều chất ngọt.
Thức ăn tiêu hóa biến thành chất đường glucose (công thứ hóa học: C6H12O6), chất nầy được hấp thụ vào máu để nuôi dưỡng các tế bào, nhưng để vào được tế bào, cần phải có chất xúc tác insulin. Tụy tạng có chức năng sản xuất insulin, nhưng vì một biến chứng nào đó cơ thể không sử dụng hiệu quả lượng insulin nên đường glucose không vào tế bào mà tồn đọng trong máu. Sau nhiều năm lượng đường gia tăng trong máu gây bệnh tiểu đường. Bệnh nầy dễ gây ra các bệnh tim, cao áp huyết, bệnh thận, mất ngủ và nhức mỏi.
Để chữa trị bệnh nhân thường được khuyên nên đi bộ, tập thể dục và ăn kiêng; tránh các thức ăn có nhiều đường và uống thuốc theo toa bác sĩ.
Nhưng nhiều năm qua, bác sĩ và các khoa học gia đã thí nghiệm THIỀN giúp người bệnh vui vẻ, yêu đời giảm căng thẳng, vì mỗi lúc căng thẳng thì lượng đường trong máu gia tăng. Một bài viết đăng thấy trên mạng đề ngày 24.7.2006 có tựa đề “Meditation and the Art of Diabetes Management } (Thiền và Kỷ thuật Quản lý bệnh Tiểu đường) tác giả Jeseph B. Nelson ngồi thiền 34 năm và dạy thiền 9 năm qua cho biết mỗi ngày ngồi thiền khoảng 20 phút sẽ làm bệnh nhân thư thái, yêu đời, giảm căng thẳng, ổn định tâm thần nên giảm hoặc tránh được nhiều thứ bệnh. Các cuộc thí nghiệm của bác sĩ Dean Ornish, tiến sĩ Jon Kabat-Zinn như đã trình bày trong mục bệnh tim cũng cho thấy điều đó.
Qua mười chứng bệnh và cách chữa trị như trình bày cụ thể trên đây , do các nhà khoa học chứng nghiệm, cho thấy Đức Phật nói đúng “Vạn pháp do tâm tạo” bệnh tật cũng thế. Sanh già bệnh chết không ai tránh khỏi, nhưng ba độc tố Tham Sân Si là đội quân chính quy mạnh nhất (three poisons), giết dần các tế bào sống trong cơ thể làm hại hệ thống miễn dịch, cơ thể suy yếu tạo cơ hội cho các bệnh tật phát sinh, giảm tuổi thọ và gia tăng đau khổ. Thiền hoặc pháp môn Niệm Phật sẽ giúp con người sống hài hòa, thân tâm an lạc, giảm thiểu hầu hết các bệnh tật, tạo một đời sống hạnh phúc và có ý nghĩa. Những người không tin Phật cũng có thể Tu Thiền hoặc niệm danh hiệu một lãnh tụ nào đó mà mình ưa thích, nhưng phải là một lãnh tụ không tham sân si, mới mong có kết quả.
THIỀN, LÀM SAO THỰC HIỆN?
Có nhiều phương pháp ngồi thiền để thư giãn, giảm căng thẳng, tăng gia sức khỏe và sống đời an vui .Quí độc giả nên tìm kiếm một vị sư hay một người biết về thiền để hướng dẫn.
Trong khả năng và kinh nghiệm giới hạn, tôi chỉ trình bày khái lược 4 cách ngồi thiền giản dị, (thực hành một trong bốn cách).
1. Thiền thở (Breath Meditation): là một trong những pháp thiền giản dị, thông dụng và hiệu quả nhất cho người mới bắt đầu thiền. Mỗi lần chỉ cần 20 phút, ngày hai lần. Nhưng ít nhất là 10 phút mỗi lần.
Hành giả nên bận áo quần rộng, thoải mái, giây thắt lưng lỏng vừa phải để máu huyết lưu thông dễ dàng. Kiếm một chỗ ngồi yên tĩnh để dễ tập trung tư tưởng. Ngồi kiết già (hai bàn chân gác lên bắp vế), bán già (gác một bàn chân..) hay ngồi trên ghế cũng được nhưng kết quả kém hơn hai cách ngồi vừa kể. Lưng, đầu và cổ thẳng, hai bàn tay chồng lên nhau, hai ngón tay cái vừa đụng vào nhau. Mắt nhắm lim nhim, chót lưỡi đụng nhẹ vào phía trên răng cửa.
Bắt đầu, tâm theo dõi hơi thở. Hơi thở đầu tiên: Hít vào, đếm 1, thở ra đếm 1. Tiếp theo là hít vào rồi thở ra mơí đếm 1 và cứ tiếp tục hít vào thở ra đếm 1 cho đến 10. Rồi bắt đầu trở lại đếm 1. Luôn luôn để tâm theo giỏi hơi thở đừng nghĩ những chuyện khác. Nếu trường hợp tâm chạy tán loạn thì nhẹ nhàng đem trở lại. Thiền là nhẹ nhàng, tự nhiên, không cưởng bách, thoải mái. Thân và tâm trong tư thái: “Hít vào tâm tỉnh lặng, Thở ra mĩm miệng cười. Vui sống trong hiện tại, Đem tình thương cho đời”.
Lúc xả thiền: Hai bàn tay xoa vào nhau nhiều lần rồi xoa vào mặt, cổ, tay chân và lưng để máu huyết thư giãn.
2. Quán tưởng hay Thiền quán (Visualisation Meditation): Tâm hành giả nghĩ vào một điểm giữa hai ch ạ n mày, hay mắt hé mở nhìn vào một điểm đen, trắng… treo trên tường, hay đèn nến, một ảnh tượng treo trên tường, tượng Phật, hay tượng một lãnh tụ mà mình hâm mộ. Rồi tập trung tư tưởng (mind) vào đó, đừng nghĩ những vấn đề gì khác.
3. Thiền chánh niệm (Mindfulness Meditation): Đi đứng, nằm ngồi…luôn luôn tỉnh thức. Lúc đi biết mình đang đi, đứng, ăn… biết mình đang đứng hay đang ăn…(Be mindfulness, you know what you doing).
4. Thiền chú (Mantra Meditation): Đọc chú hay niệm danh hiệu Phật. Hành giả có thể niệm danh hiệu Phật, Bồ tát, hay bài chú sáu chữ: “Um ma ni bát mê hồng”, lặp đi lặp lại như thế (niệm trong cổ nhưng vẫn nghe được tiếng. Tập trung tư tưởng nghe tiếng niệm đó, không nghĩ gì khác hơn.)
Điều quan trọng hàng đầu của thiền là tập trung tư tưởng (focus your mind, concentrate yourself) đừng để t â m (mind) dong ruổi như con khỉ; leo cành nầy qua cành khác; (tâm viên ý mã: tâm như con vượn, ý như con ngựa là điều không nên). Tâm hồn luôn an lạc, thảnh thơi, vui vẽ, không lo âu phiền muộn. Quá khứ đã qua rồi, tương lai chưa đến, vui sống với hiện tại, nhìn tất cả vạn loại hữu tình lẫn vô tình bằng con mắt thương yêu. Nhà Phật gọi là “Từ nhãn thị chúng sanh.
Hổng Quang