Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc năm nay
đánh dấu mốc quan trọng đối với Phật giáo thế giới nói
chung và đặc biệt đối với Tăng Ni Phật tử Việt Nam nói
riêng. Thật vậy, sự kiện này đã nói lên vai trò rất cần thiết của đạo Phật ngày nay
trong việc mang lại các giá trị hòa hợp, hòa
bình, an lạc và hữu nghị cho đời sống xã hội của nhân loại trên trái đất này.
Đây cũng
là nhịp
cầu
nối
kết
Phật
giáo Việt
Nam với
hơn
600 phái đoàn Phật
giáo thế
giới
thuộc
gần
100 quốc
gia gặp
gỡ
nhau, cùng trao đổi,
chia sẻ
cho nhau và học
hỏi
lẫn
nhau những
kinh nghiệm
quý báu mà mỗi
người
đệ tử Phật gặt hái được
trên bước
đường
tự
hành hóa tha. Và đối
với
Giáo hội
Phật
giáo Việt
Nam, đây là cơ hội khẳng định vị thế của Phật giáo trong giai đoạn mới, qua đó thể hiện rõ nét tinh thần đoàn kết cùng Sự đóng góp thiết thực lợi ích của Phật giáo cho dân tộc Việt Nam.
Kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh, gợi chúng ta nhớ lại khi Đức Phật hiện hữu trên cuộc đời này, đối trưóc những bất công trong xã hội và sự tranh giành giết hại lẫn nhau giữa các loài hữu tình, Ngài đã luôn
ưu
tư,
tìm cách hóa giải
những
việc
làm gây khổ
đau cho con nguời,
cho muôn loài trong thế
giới
cộng
tồn
này.
Trên bước
đường
tìm sự
giác ngộ giải thoát cho chính mình và cho tất cả chúng sinh, sau 49
ngày tư
duy thiền
định
dưới
cội
bồ đề, Đức Phật đã phát hiện con đường
diệt
khổ
thường
được
gọi
là 37 trợ đạo phấm trong Tứ Thánh đế.
Từ đó, với lòng từ bi bao la, Đức Phật đi vào cuộc đời, quan sát cuộc sống và khả năng của người
dân để
xây dựng
một
hướng
đi thiết
thực
lợi
ích cho mọi
người.
Trên bước
đường
khởi
đầu
truyền
bá chân lý, Bát chánh đạo
là đỉnh
cao của
37 trợ đạo phẩm mà Đức Phật
đưa
ra nhằm
giúp cho mọi
người
phát huy tâm trí sáng suốt
và hoàn thiện
nhân cách của
người
đệ tử Phật, cũng như đóng góp tốt đẹp cho cộng đồng xã hội.
Mô hình kiểu mẫu Bát chánh đạo không phải là một học thuyết lý luận suông; sau khi
thành đạo,
Đức Phật
luôn thể
hiện
trọn
vẹn
tinh thần
Bát chánh đạo
trong suốt
cuộc
đời
giáo hóa độ
sinh của
Ngài. Trong 49 năm thuyết
pháp, những
1ời
dạy
của
Đức
Phật
không phát xuất
từ sự không tưởng,
hay ảo ảnh như các triết gia đương
thời.
Những
gì Đức
Phật
giảng
dạy cho mọi
người
đều
là thành quả tốt đẹp mà Ngài đạt được
ngay trong cuộc
sống
này.
Khi vừa rời Bồ Đề Đạo Tràng, với tri kiến thẩy đúng như thật, Đức Phật biết rõ năm anh em Kiều Trần Như chán ngán mọi tranh chấp thời ấy, nên họ sống cuộc đời ẩn dật và thực hiện pháp tu khổ hạnh để mong giải thoát, nhưng họ không được
giải
thoát, còn tăng thêm sự ràng buộc khổ lụy. Và Đức Thế Tôn đã đến đúng thời điểm, nói đúng pháp mà họ mong chờ. Ngài đã khai tri
kiến
cho năm người
bạn
hiền
triết
của
thời
đại
và họ
đã trở
thành năm người
đệ tử đầu tiên của Ngài trên bước
đường
lập
giáo khai tông.
Trên bước
đường
giáo hóa độ
sinh, Đức
Phật
đã từng
bước
đồng
hành với
mọi
người,
khéo léo chuyển
hóa những
người
lẩm
lỗi
trở về cuộc sống chân chánh. Đức Phật cảm hóa mọi người
một
cách dễ
dàng, vì đối
trưóc
một
người,
Ngài biết
rõ bản
chất
của
họ,
biết
rõ việc
làm của
họ từ nguyên nhân đến kết quả. Điển hình như Ưu Lầu Tần Loa Ca Diếp thả rắn độc để giết Phật, nhưng Ngài vẫn an nhiên tự tại; vì Phật biết rằng lúc khởi đầu ông cũng có tâm niệm đi tìm chân lý, nhưng nửa đường
lại
bị vướng
vào danh lợi
của
quốc
sư một nưóc lớn, khiến ông trở nên kiêu mạn và làm việc tội lỗi. Đức Phật đã đánh thức hảo tâm cầu đạo ban đầu của ông, tạo điều kiện giúp ông trở về cuộc sống hiền lương
chân thật.
Với
trí tuệ
của
Bậc
Chánh biến
tri, Đức
Phật
luôn nhận
chân được
sự
thật,
luôn suy nghĩ đúng, nói đúng và làm đúng. Vì thế,
Ngài thành tựu
những
việc
lợi
ích lớn
lao, đặc
biệt
là Ngài đã bác bỏ
truyền
thống
giai cấp
cố
hữu
từ
muôn đời
của
xã hội
đương
thời.
Vâng lời
Phật
dạy,
bảy
vương
từ
dòng họ
Thích khi gia nhập
giáo đoàn, phải
đến
đảnh
lễ
Ưu
Ba Ly, trong khi ông này thuộc giai cấp phục
dịch
cho họ
trước
kia. Hoặc
vua Ba Tư
Nặc
phải
chấp
nhận
Sunita xuất
thân là người
cùng đinh, nay có vị
trí ngang hàng với
những
người
vốn
thuộc
giai cấp
cao sang trong Tăng chúng.
Việc làm và lời khẳng
định
của
Đức
Phật
về sự bình đẳng của mọi người
trong dòng máu cùng đỏ,
nước
mắt
cùng mặn,
đã đáp ứng
được
nguyện
vọng
của
đại
đa số
quần
chúng thời ấy. Họ đã quá bất mãn trước
luật
pháp bất
công và đã mất
niềm
tin nơi
giai cấp
Bà la môn không còn tài trí và đạo đức để xây dựng cuộc sống an vui cho người
dân. Và Đức
Phật
là nguời
duy nhất
dám nói lên sự
thật
này và thể
hiện
sự
thật
này trong sinh hoạt
của
giáo đoàn.
Cuộc sống thánh thiện và lợi ích cho xã hội của Đức Phật cùng vơi cuộc sống mô phạm của Tăng
đoàn đã hoàn toàn đáp ứng
được
yêu cầu
của
xã hội
đương
thời.
Vì thế,
Đức
Phật
và Tăng đoàn đã ảnh
hưởng
rất
nhanh vào xã hội
khiến
cho hàng vua chúa phải
kính sợ.
Đức
Phật
không từ
chối
một
việc
nào có thể
mang lợi
ích an vui cho cuộc
đởi.
Ngài hướng dẫn
từ
vua chúa, Bà la môn cho đến
những
người
có vị
trí thấp
nhất
trong xã hội,
tất
cả đều phát huy được
hiểu
biết,
đạo
đức
trong cuộc
sống.
Đức Phật dạy rằng con người
bị
nghiệp
chướng
ràng buộc,
phiền
não bao vây, được
gọi
là bốn
thứ
ma, trong đó ma ngũ ấm nguy hiểm nhất, đã tác động làm cho con người
mất
tự
chủ
và hành động
sai lầm,
nên phải
trầm
luân trong khổ
đau sinh tử từ vô lượng
kiếp.
Khi thành đạo,
Đức
Phật
tuyên bố rằng Ngài không còn bị lệ thuộc bốn thứ ma này; từ đó Ngài đi vào cuộc đời, chuyển
hóa mọi
việc
trong cuộc
sống
hoàn toàn tốt
đẹp.
Trong khi những
người
đầy
tham vọng,
thù hận,
si mê, bản
thân họ
còn phạm
sai lầm,
chắc
chắn
không thể
giải
quyết
được
việc
của
người
khác, mà chỉ
gây thêm phiền
muộn,
khổ
đau cho nguời.
Họ tưởng
rằng
làm cho xã hội tốt đẹp, văn minh; nhưng trái lại, họ làm cho xã hội bị hủy hoại, tồi tệ hơn vì những việc làm của họ phát xuất từ lòng tham lam, từ sự mê muội. Vì vậy, Đức Phật dạy rằng mỗi người
phải
tự
xây dựng
cuộc
sống
của
chính mình trở
thành đạo
đức
điều
chỉnh
tâm mình trở
thành trong sáng, có trí tuệ thấy suốt ba đời nhân quả, mới có thể chuyển hóa mọi người, cải thiện xã hội cho đến chuyển hóa Pháp giới một cách tốt đẹp thật sự.
Thực tập Bát chánh đạo giúp hàng đệ tử Phật quay trở về với chính mình, tu tạo
thiện
nghiệp
cửa
thân, khẩu
, ý để
phát huy Giới,
Định,
Tuệ.
Chánh ngữ,
chánh nghiệp,
chánh mạng
thuộc
về
giới
nhằm
thúc liễm
1ời
nói và việc
1àm, không bị
ngoại
duyên tác động,
không làm những
việc
sai trái, sống
ngay thật,
không gian tham, sống
cuộc đời
có ý nghĩa, lợi
mình lợi
người
và lời
nói đúng đắn,
chân thật,
khiến
cho người
cảm
mến,
phát tâm tu theo Phật.
Nhờ hạn chế tham vọng và không tạo tội lỗi, tâm được
yên tĩnh, tiến
đến
giai đoạn
Định
học.
Định
học
(chánh tinh tấn,
chánh niệm,
chánh định) để tập trung sức mạnh tâm linh, xây dựng và phát huy tánh
điềm
tĩnh.
Tuệ học (chánh kiến, chánh tư đny) đề suy nghĩ đúng đắn va hiểu biết chính xác, thấy được
bản
chẩt
của
sự vật là cái thấy phù họp với chân lý.
37 trợ đạo phẩm theo Phật dạy nhằm tịnh hóa con người là chính và đạt đến sự hoàn thiện bản thân mình thông qua Bát chánh đạo, mới xây đựng được
mọi
người
cùng đóng góp cho xã hội
văn minh.
Ngày nay,
tuy Đức
Phật
vắng
bóng trên cuộc
đời,
tinh thần
Bát chánh đạo
mà Ngài soi sáng vẫn
được
từng
thế hệ nối tiếp phát huy, mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho các dân tộc ở những thời đại khác nhau, tạo nên sức sống Phật giáo muôn màu muôn
vẻ
trên khắp
năm châu.
Riêng đạo Phật ở Việt Nam đã tồn tại gần 20 thế kỷ, vẫn còn tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt trong cuộc
sống
của
người
dân Việt.
Đó là nhờ
truyền
thống
dấn
thân của
Phật
giáo, làm lợi
lạc
cho đất
nước,
cho dân tộc.
Lịch
sử
Phật
giáo Việt
Nam còn lưu
dấu ấn cửa nhiều vị thiền sư đã kết hợp khéo léo tinh thần Bát Chánh Đạo” và thành tựu những đóng góp rất quan trọng cho dân tộc.
Điểm đặc biệt là thiền sư Việt Nam đã xuất hiện dưới
nhiều
hình thức
khác nhay, với
những
việc
làm khác nhau. Khi các ngài đóng vai Thái sư Khuông Việt, có lúc làm người
chèo đò Đỗ
Thuận,
hoặc
làm người
thầy
thuốc
Tuệ
Tĩnh, làm thợ đúc đồng Nguyễn Minh Không… Thậm chí có lúc các
ngài tự tại ở ngôi vai đế vương
xông pha trước
mũi tên lằn
đạn
để bảo vệ cho muôn dân thoát
khỏi
ách nạn
đô hộ của ngoại xâm.
Các thiền sư Việt Nam dấn thân vào đời không bị lợi danh quyền thế làm vấn đục tâm hồn
thanh thoát. Đức
hạnh
của
các ngài đã tạo
thành những
dòng thiền
đặc
sắc
tiêu biểu
cho sức
sống
của
đạo
Phật
Việt
Nam gắn
bó mật
thiết
với
việc
phục
vụ
dân tộc.
Dù ở cương
vị
nào, các ngài cũng áp dụng
tinh thần
Bát chánh đạo
vào sự
nghiệp
bảo
vệ và xây dựng
Tổ
quốc
Sử
sách còn lưu
danh triều
đại
nhà Lý thuần
từ
kéo dài trên 200 năm. Các vua nhà Lý, từ Lý Thái Tổ đến Lý Nhân Tông nổi tiếng là những ông vua đức độ, thương
dân, chăm lo cho đời
sống
nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Kế tiếp là triều đại nhà Trần,
vua Trần
Thái Tông đã nghe lời
dạy
của
Thiền
sư
Phù Vân sống
cuộc
đời
lấy
lòng dân làm lòng mình. Trong suốt mười năm, ông vừa tổ chức nội trị, vừa chống giặc ngoại xâm, vừa suy tư kinh Phật. Hoặc Đệ nhất Tổ Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tôn tham thiền
hành đạo
bằng
cách cùng với
nhân dân xông pha trận
mạc.
Chính ông đã khai sinh ra tinh thần dân chủ, tôn trọng ý kiến của tập thể trong Hội nghị Bình Than, Diên Hồng.
Ngày nay,
tiếp
nối
tinh thần
Bát chánh đạo,
Giáo hội
Phật
giáo Việt
Nam đã có những thành tựu nhất định. Thật vậy, đối trước những vấn đề thực tiễn của cuộc sống, Giáo hội đã từng bước
hướng
dẫn
Tăng Ni, Phật
tử
thực
hiện
lối
sống
thích ứng
với
xu thế
đi lên của
dân tộc.Nhờ đó, sinh hoạt của Phật giáo Việt Nam đi dần vào thế ổn định và lớn
mạnh
như
ngày nay.
Bắt nguồn từ cách nhìn và sự đánh giá đúng đắn (Chánh kiến), Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã vạch ra phương
hướng
sinh hoạt
và phát triển
lợi
lạc
cho Tăng Ni, Phật
tử.
Cách nhìn đúng đắn
này được
phát xuất
từ tư duy luôn hướng
về lợi ích cho đẩt nước, dân tộc và xa hơn, cho an lạc, hòa bình của nhân loại (Chánh tư duy). Vì vậy, những nghị quyết đúng đắn của Giáo hội được
Tăng Ni, Phật
tử hưởng
ứng,
chấp
nhận
(Chánh ngữ),
giúp cho hoạt
động
của
Giáo hội
Phật
giáo Việt
Nam ngày càng phát triển vững mạnh.
Những thành quả tốt đẹp trong nhiều lĩnh vực mà Tăng Ni và Phật tử Việt Nam đã gặt hái được
trải
qua gần
30 năm, góp phần
không nhỏ
trong việc
xây ớựng
xã hội
an vui đoàn kết,
phát triển
(Chánh nghiệp,
chánh mạng,
chánh tinh tấn,
chánh niệm,
chánh định).
Đây là điều
khẳng
định
sự
hiện
hữu
cần
thiết
và tốt
đẹp
của
Giáo hội
Phật
giáo Việt
Nam trong mạch
sống
của
dân tộc.
Tóm lại, Đức Phật và chư vị Tổ sư đã vận dụng Bát chánh đạo một cách thiết thực trong việc giáo hóa độ sinh, chuyển hóa mọi người
thực
hiện
nếp
sống
đạo
đức
và tri thức,
tạo
thành một
xã hội
an lạc,
hòa hợp
và phát triển.
Ngày nay,
đi theo con đường
của
Đức
Phật,
dù là dân tộc
nào, dù theo tông môn pháp phái nào, thiết nghĩ tat cả chúng ta đều cần thể hiện tinh thần Bát chánh đạo qua sự nhập thân đa dạng vào cuộc sống.
Cầu nguyện cho Đại lễ Phật đản của chúng ta tỏa sáng năng lực
từ
bi và trí tuệ để có được
phương
hướng
hoạt
động
tốt
đẹp
cho việc
xây dựng
xã hội
bình đẳng,
hòa hợp,
dân chủ,
phát triển,
đồng
thời
đóng góp vào việc
ngăn ngừa
chiến
tranh và xây dựng
thế
giới
hòa bình, an lạc
trên quả địa cầu này.
Cám ơn sự lắng nghe của quý vị. Chúc tất cả quý Pháp hữu luôn sống an lạc trong Chánh pháp.
Hòa thượng Thích Trí Quảng
Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Viện trưởng viện nghiên cứu Phật Giáo
Tham luận Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc 2008
tại Việt Nam, từ ngày 13 đến ngày 17-5-2008